logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Đừng để “vàng thau lẫn lộn" (16/5/2022)

Chất lượng đào tạo tiến sĩ và các đề tài khoa học tiếp tục là đề tài gây tranh cãi trong những ngày gần đây. “Lò sản xuất” với công nghệ “nhân bản” luận án tiến sĩ, rồi những đề tài nghiên cứu dễ dãi thời gian qua khiến dư luận cũng như giới khoa học “dậy sóng” trở lại cùng những trăn trở, hoài nghi về thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Thậm chí, có những ý kiến bày tỏ sự e ngại về nguy cơ xuất hiện một “cơn đại dịch” mang tên “tiến sĩ giấy”.
Tại sao lại có những đề tài tiến sĩ không xứng tầm, chất lượng nghiên cứu không đảm bảo? Những vấn đề nào đang tồn tại trong cách đào tạo tiến sĩ của chúng ta khiến cho ngày càng nhiều luận án “tào lao”, “vàng thau lẫn lộn” xuất hiện? Điều gì khiến cho học vị tiến sĩ trở thành tầm thường hóa trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam?TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Postdam, CHLB Đức cùng bàn luận về câu chuyện này.

Cô giáo Trần Thị Thúy: Hạnh phúc vì “chạm” được đến trái tim học trò (15/5/2022)

“Hạnh phúc vì “chạm” được đến trái tim học trò”, Cô Trần Thị Thúy, giáo viên môn Tiếng Anh, Trường THPT Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã không ngừng đổi mới cách dạy học để truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ ngày nay. Tự đặt mình vào vị trí của học sinh, gần gũi để hiểu các em cần gì và mong muốn điều gì. Cô là người đi đầu trong việc ứng dụng Skype vào giảng dạy, để học sinh của mình được giao lưu với học sinh, giáo viên và người dân các quốc gia khác, nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cũng như hiểu hơn về văn hoá trên thế giới.
Với những tâm huyết trong giảng dạy, cô giáo Trần Thị Thúy đã vượt qua 10.000 ứng viên, vinh dự lọt top 50 giáo viên được nhận Giải thưởng Giáo viên Toàn cầu năm 2019. Đây là giải thưởng thường niên của Tổ chức Varkey Foundation dành cho những giáo viên có đóng góp xuất sắc trong nghề dạy học, ghi nhận những nỗ lực sáng tạo, tìm tòi, nâng cao phương pháp, chất lượng giảng dạy và sức ảnh hưởng của giáo viên trong nước và thế giới. Đặc biệt, cũng trong năm này, Cô Trần Thị Thúy được vinh danh tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, PV Đài TNVN trao đổi với Cô giáo Trần Thị Thúy - người luôn mong ước đưa học sinh Việt Nam vươn xa hơn nữa trên con đường chinh phục tri thức của nhân loại, đồng thời luôn mong muốn thực hiện tâm nguyện của Người trong bản Di chúc về giáo dục là: Đào tạo những thế hệ thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên”.

Nghệ nhân miệt mài níu giữ hồn lụa Phùng Xá (15/5/2022)

Cô giáo có thể “chạm” đến trái tim những người học trò.
- Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận ngày đêm miệt mài bên những nong tằm.
- Câu chuyện định danh điện tử, chậm trễ là lạc hậu.

Hà Nội chuyển công viên lớn nhất thủ đô từ “công viên đóng” sang “công viên mở”: bước tiến mới trong quản lý (14/05/2022)

Trên thế giới, việc xây dựng công viên mở được thực hiện từ lâu. Việt Nam có nhiều công viên mở ở Đà Nẵng, TPHCM,... cũng đã áp dụng mô hình này. UBND Hà Nội đang có kế hoạch nâng cấp công viên chuyển từ “công viên đóng” sang “công viên mở”, không còn hàng rào và mở cả về quản lý, cơ chế.Trong đó, có công viên Thống Nhất - công viên nội đô lớn nhất Hà Nội.
Kế hoạch này nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và giới chuyên gia quy hoạch. Đa số ý kiến cho rằng, việc này là hết sức cần thiết. Vậy làm gì để thúc đẩy nhanh quá trình này; việc chuyển từ trạng thái “đóng” sang “mở” cần lưu ý những gì trong công tác quản lý để công viên thực sự phát huy tác dụng. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Kulning – giai điệu đặc biệt để gọi gia súc trên những cánh đồng tại xứ sở Bắc Âu-Thụy Điển (14/05/2022)

Hà Nội chuyển công viên lớn nhất thủ đô từ “công viên đóng” sang “công viên mở”: bước tiến mới trong quản lý.
- Sự trở lại huy hoàng của ca sĩ Sam Smith với đĩa đơn “Love Me More”.
-Kulning – giai điệu đặc biệt để gọi gia súc trên những cánh đồng tại xứ sở Bắc Âu-Thụy Điển

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2022 - Những thách thức và khuyến nghị chính sách phục hồi kinh tế (13/05/2022)

Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch, kinh tế đất nước đã và đang chuyển mình - dần phục hồi tăng trưởng tốt. Số liệu thống kê kinh tế bốn tháng đầu năm mới được Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thể hiện thực tế này - khi hầu hết các chỉ số đều vượt, thậm chí là vượt trội so với cùng kỳ 2020, 2021. Nhiều chuyên gia khẳng định, có kết quả này là nhờ nỗ lực từ mọi thành phần kinh tế, với những chủ trương-chính sách hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên, bối cảnh mới, với những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, cần những chủ trương, chính sách tinh tế-nhanh nhạy hơn, không chỉ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 6,5% cả năm, mà còn khẳng định Việt Nam đang nỗ lực hết mình vì những mục tiêu chung - những cam kết mạnh mẽ ở tầm quốc tế. Cuộc trao đổi giữa phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam góp phần sáng tỏ nội dung này, cùng nhiều thông điệp ý nghĩa khẳng định triển vọng kinh tế Việt Nam thời gian tới.

Tám doanh nghiệp trong nhóm xây dựng báo lãi trăm tỷ quý I (13/5/2022)

Cách nào chống thất thu thuế bất động sản?
- Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam vẫn cần thận trọng với lạm phát và các rủi ro
- 8 doanh nghiệp trong nhóm xây dựng báo lãi trăm tỷ quý I

Phần Lan sẽ gia nhập NATO: Ngã rẽ lịch sử và sự thay đổi trật tự an ninh châu Âu (13/5/2022)

Sau một thời gian ngắn cân nhắc, Tổng thống và Thủ tướng Phần Lan vừa chính thức tuyên bố ủng hộ việc gia nhập NATO, bước đi tiến gần hơn đến việc trở thành thành viên của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Đây được cho là “ngã rẽ lịch sử” của quốc gia Bắc Âu khi từ bỏ chính sách trung lập kéo dài nhiều thập kỷ qua. Dự kiến, Thụy Điển – quốc gia vốn theo đuổi chính sách không liên kết quân sự - cũng sẽ có động thái tương tự sau phát ngôn của các lãnh đạo Phần Lan.

Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Sea games 31” (13/5/2022)

Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) do Việt Nam đăng cai tổ chức đã chính thức khai mạc tối qua, tại Hà Nội. Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ SEA Games 31 đã được Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội chuẩn bị kỹ càng, chi tiết, khoanh vùng địa bàn cụ thể, mặt hàng trọng điểm, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hoá là thực phẩm, không để tình trạng thực phẩm không đủ điều kiện an toàn lưu thông trên thị trường trong suốt thời gian diễn ra sự kiện trọng đại này.

Triển vọng kinh tế VN 2022 - Những thách thức và khuyến nghị chính sách phục hồi kinh tế (13/5/2022)

Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch covid19, kinh tế đất nước đã và đang chuyển mình - dần phục hồi tăng trưởng tốt. Số liệu thống kê kinh tế bốn tháng đầu năm mới được Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thể hiện thực tế này - khi hầu hết các chỉ số đều vượt, thậm chí là vượt trội so với cùng kỳ 2020, 2021. Nhiều chuyên gia khẳng định, có kết quả này là nhờ nỗ lực từ mọi thành phần kinh tế, với những chủ trương-chính sách hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên, bối cảnh mới, với những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, cần những chủ trương, chính sách tinh tế-nhanh nhạy hơn, không chỉ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 6,5% cả năm, mà còn khẳng định Việt Nam đang nỗ lực hết mình vì những mục tiêu chung - những cam kết mạnh mẽ ở tầm quốc tế.

Khánh Hòa: Nỗ lực tìm nguồn nhân lực để khôi phục kinh tế (13/5/2022)

Bất cập chuyện biệt phái giáo viên ở Bình Thuận
- Khánh Hòa: Nỗ lực tìm nguồn nhân lực để khôi phục kinh tế
- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, kinh thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt thời gian diễn ra Sea games 31” là nội dung có trong Tuyên chiến với gian lận thương mại
- “Phần Lan sẽ gia nhập NATO: Ngã rẽ lịch sử và sự thay đổi trật tự an ninh châu Âu”

Thẻ định danh điện tử cho công dân: Làm thế nào để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân? (12/5/2022)

Bộ Công An và Công an các tỉnh thành phố đang triển khai cấp định danh điện tử cho công dân thông qua cấp thẻ căn cước công dân gắn chip. Một trong những mục tiêu của việc này là góp phần đảm bảo chính xác thông tin công dân trên môi trường điện tử, đồng thời tích hợp căn cước công dân với các loại giấy tờ như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện giao dịch tài chính...trên một hệ thống duy nhất.
Nhiều người dân đặt câu hỏi: vì sao đã có căn cước công dân gắn chip rồi, vẫn cần tài khoản định danh điện tử? Làm thế nào để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, bảo vệ tài sản công dân trên môi trường mạng khi tất cả thông tin quan trọng được tích hợp trên một hệ thống dữ liệu kết nối liên thông?Thượng tá Vũ Văn Tấn, giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an trao đổi về những vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Trung tâm ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương tự do, rộng mở (12/5/2022)

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ lần thứ 2 diễn ra trong hai ngày - hôm nay và ngày mai tại Washington. Đây là dịp để hai bên cùng nhìn lại chặng đường hợp tác trong 45 năm qua, đồng thời tạo đà cho việc phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ trong tương lai, trong bối cảnh vai trò của ASEAN ngày càng được xem trọng trong chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Về phía ASEAN, sự kiện này cũng là cơ hội để ASEAN tìm kiềm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong các cơ chế đa phương, tiếp tục khẳng định vị trí trung tâm, thống nhất và trung lập khi đứng trước những thách thức cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt trong khu vực. Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.

Quy định mới về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 2/1/2022 (12/5/2022)

Quản lý thị trường Thái Bình: phát hiện Công ty buôn bán hàng nhập khẩu vi phạm về nhãn với trị giá hàng hóa hàng trăm triệu đồng.
- Hà Nội: tiếp tục phát hiện, xử lý 2 vụ vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; hơn 33.800 vụ việc vi phạm bị phát hiện trong quý 1- buôn lậu gian lận thương mại diễn tra trên tất cả các trận tuyến từ biên giới tới nội địa.
- Quy định mới về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 2/1/2022.

Báo động tình trạng gọi điện thoại quấy rối ở Yên Bái (12/5/2022)

Trung tâm ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương tự do, rộng mở.
- Căn cước công dân gắn chip: Làm thế nào để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, bảo vệ tài sản công dân trên môi trường mạng.
- Báo động tình trạng gọi điện thoại quấy rối ở Yên Bái.
- TP.HCM: Trẻ mắc tay chân miệng tăng gấp 4 lần trong một tháng.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: