logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nữ sinh Palestine thiết kế ứng dụng “dịch” tiếng khóc của trẻ sơ sinh (10/9/2023)

Nữ sinh Palestine thiết kế ứng dụng “dịch” tiếng khóc của trẻ sơ sinh.
- Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh lần đầu trình diễn tại hoà nhạc Quốc gia "Điều còn mãi 2023"

Trò chuyện cùng ca sỹ Trọng Tấn về tour diễn xuyên Việt của anh và ca sỹ Anh Thơ kỷ niệm 20 năm song hành (09/9/2023)

Để kỷ niệm 20 năm đồng hành cùng nhau trên con đường âm nhạc, cặp song ca ăn ý hàng đầu Trọng Tấn và Anh Thơ sẽ tổ chức tour xuyên Việt, với đêm diễn mở màn tại thủ đô Hà Nội vào ngày 20/10 tới, sau đó là Thanh Hoá, Đà Nẵng và dự kiến cả Nghệ An, TPHCM, Vũng Tàu... Liveshow sẽ là chuyến du hành bằng âm nhạc theo dọc dài đất nước, từ miền Tây Bắc, đến với sông Hồng, chảy vào miền Trung, đến miền sông nước Tây Nam bộ “mấy nhịp cầu tre”...

Giữ nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai (09/9/2023)

Trò chuyện cùng ca sỹ Trọng Tấn về tour diễn xuyên Việt của anh và ca sỹ Anh Thơ kỷ niệm 20 năm song hành
- Giữ nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- Điểm một số sự kiện văn hóa xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần

Khoảng 10% người dân Việt mắc sỏi túi mật (9/9/2023)

Khoảng 10% người dân Việt mắc sỏi túi mật
- Điện Biên có thêm 3 người mắc bạch hầu
- Thêm bệnh nhân ở Hà Nội tử vong do liên cầu lợn

Đã có hơn 75.790 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 ca tử vong (8/9/2023)

Đã có hơn 75.790 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 ca tử vong
- Ca mắc tay chân miệng ở Ninh Thuận tăng hơn 10 lần so với năm ngoái
- Bệnh viện HNĐK Nghệ An lần đầu tiên thực hiện lấy, ghép tạng từ người cho chết não

Phim về đề tài chiến tranh, cách mạng phải chăng không còn hấp dẫn với thời đại hiện nay? (8/9/2023)

Kể từ khi bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam là “Chung một dòng sông” ra đời năm 1959, cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20, những bộ phim về đề tài cách mạng, chiến tranh đã thực sự thăng hoa. Đó là “Vợ chồng A Phủ; Con chim vành khuyên; Chị Tư Hậu; Rừng xà nu”, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm; Em bé Hà Nội”... Sau ngày thống nhất đất nước, điện ảnh Việt Nam tiếp tục có những tác phẩm kinh điển về đề tài chiến tranh và hậu chiến như Bao giờ cho đến tháng Mười; Tướng về hưu ...Có thể thấy, chúng ta có một dòng phim về đề tài cách mạng đáng tự hào - nhưng đó đều là trong “quá khứ”. Câu hỏi đặt ra là: Phim về đề tài chiến tranh, cách mạng phải chăng không còn hấp dẫn với thời đại hiện nay? Hay còn những vấn đề gì nữa khiến dòng phim này trở nên thiếu hấp dẫn với công chúng? Nhà phê bình điện ảnh - văn học Mai Anh Tuấn cùng bàn luận câu chuyện này.

Nỗ lực khơi dậy ý thức giữ gìn văn hóa để phát triển du lịch ở Lai Châu (8/9/2023)

Chuỗi tiệm cắt tóc khuyến khích trẻ em da màu đọc sách tại Mỹ.
- Nỗ lực khơi dậy ý thức giữ gìn văn hóa để phát triển du lịch ở Lai Châu.
- Phim về đề tài chiến tranh, cách mạng phải chăng không còn hấp dẫn với thời đại hiện nay?

Bước chân đến trường: Trường quốc tế tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn phụ huynh (7/9/2023)

Trong thời đại hội nhập 4.0, đòi hỏi công dân trong mỗi quốc gia nên thông thạo nhiều ngoại ngữ, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ,... để đáp ứng các nhu cầu của xã hội mới. Chính điều này đã kéo theo nền giáo dục tại các nước có những sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là ngày càng có nhiều trường quốc tế ra đời. Việt Nam được cho là một trong những quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng trường quốc tế. Kết quả khảo sát này cho thấy, nhu cầu theo học tại trường quốc tế tăng mạnh trong những năm trở lại đây, khi tiêu chí chọn trường của các bậc phụ huynh đã thay đổi.

Đột phá lớn về loại thuốc giúp chữa khỏi HIV (07/09/2023)

- Đột phá lớn về loại thuốc giúp chữa khỏi HIV
- Ung thư ở người dưới 50 tuổi tăng gần 80% trong 3 thập kỷ
- TPHCM: Hơn 71.000 trường hợp đau mắt đỏ, cao nhất trong vòng 10 năm qua
- Những biến chứng khó lường của bệnh đau mắt đỏ

Không gian nghệ thuật công cộng, làm sao để giữ gìn khai thác bền vững (07/9/2023)

Những năm gần đây, các không gian nghệ thuật công cộng ra đời góp phần tạo cảnh quan sạch, đẹp, mang đến những trải nghiệm văn hóa cho cộng đồng, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, các không gian này bị xuống cấp, không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu, có nguy cơ trở thành “rác nghệ thuật”. Vậy, làm thế nào để bảo vệ, khai thác một cách bền vững những không gian nghệ thuật công cộng này?

Khi sắc màu văn hóa làm nên điều khác biệt (07/9/2023)

Không gian nghệ thuật công cộng, làm sao để giữ gìn khai thác bền vững
- Khi sắc màu văn hóa làm nên điều khác biệt
- Indonesia: chuyện nhà khoa học dành hai thập kỷ chiến đấu để cứu các rạn san hô

Phòng chống dịch bệnh khi vào năm học mới (06/09/2023)

Phòng chống dịch bệnh khi vào năm học mới
- Kiểm tra, giám sát phòng chống bệnh bạch hầu
- TP.HCM: Số ca mắc đỏ tăng nhanh, khẩn trương tìm tác nhân gây bệnh

Hà Tĩnh triển khai thành công kỹ thuật nút mạch điều trị ung thư gan (05/09/2023)

Đắk Lắk ghi nhận thêm 1 ca tử vong vì sốt xuất huyết
- Hà Tĩnh triển khai thành công kỹ thuật nút mạch điều trị ung thư gan

Cần tháo gỡ những điểm “nghẽn” trong dạy học tích hợp ra sao? (5/9/2023)

Hôm nay (5/9), các trường học trên cả nước tổ chức khai giảng năm học mới 2023-2024. Đây là năm thứ 3 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS. Cùng với những kết quả tích cực, vẫn còn đó những bất cập khi triển khai các môn học tích hợp làm “nóng” dư luận trước thềm năm học mới.
Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận việc triển khai môn tích hợp là “một thách thức lớn đang đặt ra”. Còn tại buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên toàn quốc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, vấn đề dạy học tích hợp là “điểm nghẽn” khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ có một số điều chỉnh về cách dạy. Có nên “lối cũ ta về” với việc dạy học tích hợp – nghĩa là quay về như cũ thành các đơn môn, hay vẫn kiên trì đổi mới? Cần tháo gỡ những điểm “nghẽn” trong dạy học tích hợp ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Nguyễn Chí Thành - Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Phát huy giá trị di tích, bồi dưỡng lòng yêu nước của giới trẻ: Biến “hot trend” thành thói quen (4/9/2023)

Vào ngày kỉ niệm hay dịp lễ lớn của đất nước, người dân thường lựa chọn tới thăm quan các “địa chỉ đỏ” như một cách để tưởng nhớ, tri ân chiến công và sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Thời gian vừa qua, các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử đang dần hot trở lại, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo, đặc biệt là các bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, các bảo tàng, khu di tích lịch sử đã “tiến gần” hơn tới giới trẻ. Tuy nhiên, ngoài những bạn đến tham quan, tìm hiểu lịch sử, có không ít bạn trẻ vẫn coi việc tham quan các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử là “trào lưu, hot trend”, khi nhiều người đến đây với một tâm thế để check-in, sống ảo nhằm có ảnh đẹp mang về. Tiến sĩ Xã hội học Thân Trung Dũng - Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Đào tạo và phát triển Tri thức cùng bàn luận câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: