logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Việt Nam xuất khẩu vaccine sởi (04/12/2023)

Bộ Y tế đề xuất 315 loại thuốc thuộc danh mục được áp dụng đàm phán giá
- Việt Nam xuất khẩu vaccine sởi
- Tiêm filler nâng mũi 'ủng hộ' spa quen, ngờ đâu hoại tử mũi nghiêm trọng

Phiên chứng khoán cuối tuần trước, dòng tiền đầu tư vào ngành thép (04/12/2023)

Bộ Tài chính dự báo lạm phát được kiểm soát ở mức 3% - 3,8% trong năm 2023
- Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang ưu tiên chảy vào các lĩnh vực khởi nghiệp kinh tế xanh, tăng trưởng xanh
- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, dòng tiền đầu tư vào ngành thép

Tổng thống Brazil thăm Đức: Khơi lại mối quan hệ nồng ấm (04/12/2023)

Hôm nay (04/12), tại Berlin, Đức diễn ra cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Brazil Lula da Silva. Mục đích chuyến thăm Đức lần này của Tổng thống Brazil Lula da Silva không chỉ nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương mà còn đóng vai trò kết nối, giải quyết những bế tắc trong đàm phán thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ cuối tuần qua, người phát ngôn Bộ Kinh tế Đức cho biết, nước này cũng ủng hộ và nỗ lực để đạt được thoả thuận liên quan đến thoả thuận thương mại tự do này. Trong thời kỳ đảm nhiệm vị trí tổng thống giai đoạn 2003-2011, ông Lula da Silva từng có quan hệ tốt đẹp với các nước châu Âu. Do đó, dư luận kỳ vọng, chuyến thăm Đức lần này của Tổng thống Brazil phát đi những tín hiệu tích cực nhằm khơi lại mối quan hệ nồng ấm giữa Brazil với châu Âu.

Loạt bài: Tăng phân cấp, trao niềm tin. Bài 2: Lúng túng phân cấp, loay hoay giảm nghèo. (04/12/20223)

Đến nay đã qua hơn nửa chặng đường triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cán bộ các cấp ở địa phương vẫn chưa hết lúng túng, loay hoay, có tiền nhưng không tiêu được, thậm chí phải xin trả lại vốn cho trung ương. Vì sao quá trình hiện thực hoá các chương trình mục tiêu quốc gia gặp khó? Những điểm nghẽn, vướng mắc nào đang ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh ở những địa bàn đặc biệt khó khăn?

Một triệu hec-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp: gieo niềm tin chuyển đổi xanh (04/12/2023)

Mới đây, ngày 27/11/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Như vậy, nhằm cụ thể hóa cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 tổ chức ở Paris (Pháp) về việc phát triển xanh, bền vững, Việt Nam trở thành nước đầu tiên trên thế giới triển khai trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính trên thế giới với mục tiêu là đạt 1 triệu ha vào năm 2030. Bên cạnh mục tiêu về môi trường, việc xây dựng ngành hàng lúa gạo, một mặt hàng chiến lược quan trọng bậc nhất của nước ta, đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững cũng như thay đổi phương thức sản xuất lúa gạo, nâng cao thu nhập cho nông dân là những điều căn cốt mà Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải này hướng tới. Những hạt lúa gieo trên cánh đồng chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL chính là gieo niềm tin và kỳ vọng về sự chuyển đổi xanh để mong muốn gặt về sự tăng trưởng vững bền cho nền nông nghiệp nước nhà trong thời gian tới.

Bộ Tài chính dự báo lạm phát được kiểm soát ở mức 3% - 3,8% trong năm 2023 (04/12/2023)

Một triệu hec-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp: gieo niềm tin chuyển đổi xanh
- Lúng túng phân cấp, loay hoay giảm nghèo
- Brazil tìm lại mối quan hệ nồng ấm với Châu Âu thông qua chuyến thăm Đức của Tổng thống Lula da Silva
- Bộ Tài chính dự báo lạm phát được kiểm soát ở mức 3% - 3,8% trong năm 2023
- Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang ưu tiên chảy vào các lĩnh vực khởi nghiệp kinh tế xanh, tăng trưởng xanh
- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, dòng tiền đầu tư vào ngành thép

Gia Lai triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A, tẩy giun và cân đo cho trẻ đợt 2 năm 2023 (3/12/2023)

Gia Lai triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A, tẩy giun và cân đo cho trẻ đợt 2 năm 2023
- Bệnh viện Trung ương Huế nhận giải thưởng Kim cương của Hội Đột quỵ thế giới
- Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh tại Singapore

Loạt bài: Tăng phân cấp, trao niềm tin. Bài 1: Đi mắc núi, trở lại mắc sông. (03/12/2023).

Năm 2022, lần đầu tiên, vào giữa nhiệm kỳ, Quốc hội, Khoá 15 đã quyết định tiến hành giám sát tối cao chuyên đề về: “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Đây là 3 chương trình lớn có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở những địa bàn khó khăn và thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng. Với tổng số vốn đầu tư hơn 408 nghìn tỷ đồng, 3 chương trình mục tiêu Quốc gia được ví như quyết sách mở đường để cho người dân thoát nghèo sau hơn hai năm thực hiện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, kết quả giám sát của Quốc hội được báo cáo mới đây tại Kỳ họp thứ 6 đã chỉ rõ: đến nay đã qua hơn nửa chặng đường nhưng khâu tổ chức thực hiện vẫn gặp không ít khó khăn. Nhiều nơi, các bộ ngành, địa phương vẫn còn lúng túng, thậm chí loay hoay khi thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia khiến cho việc giải ngân chậm tiến độ, hoặc có địa phương ở trong tình trạng có tiền nhưng không “tiêu” được, phải xin trả lại vốn cho ngân sách.

Nếu coi dạy thêm, học thêm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần quản lý ra sao để tránh biến tướng? (03/12/2023)

Dạy thêm, học thêm không chỉ gây tốn kém cho phụ huynh, quá tải cho học sinh mà còn phô bày một hình ảnh xấu xí về người thầy khi nơi này nơi kia phản ánh có tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, các nhà trường tổ chức dạy thêm với hình thức “tự nguyện kiểu ép buộc”. Tệ hơn, có chuyện học sinh bị trù dập, đối xử không công bằng chỉ vì không chịu đi học thêm. Vì thế, trên diễn đàn Quốc hội, vấn đề dạy thêm, học thêm một lần nữa trở thành chủ đề thảo luận của đại biểu và lãnh đạo ngành giáo dục. Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Nếu coi dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện có giúp giảm áp lực dạy thêm, học thêm hiện nay? Cần quản lý ra sao để tránh biến tướng?

Tăng phân cấp, trao niềm tin (03/12/2023)

Tăng phân cấp, trao niềm tin
- Nếu coi dạy thêm, học thêm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần quản lý ra sao để tránh biến tướng?
- Câu chuyện về những lớp học cho trẻ em nghèo tại Pakistan

Nhiều học sinh ngộ độc khi ăn kẹo lạ, bác sĩ chỉ cha mẹ cách xử trí (2/12/2023)

Nhiều học sinh ngộ độc khi ăn kẹo lạ, bác sĩ chỉ cha mẹ cách xử trí
- Người đàn ông 50 tuổi bị vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể được cứu sống
- Gia Lai: Thêm một trường hợp tử vong do ăn cóc

Tam ca 3A và hồi ức quí giá cùng cố nhạc sỹ Xuân Phương - tác giả ca khúc để đời của nhóm “Mong ước kỷ niệm xưa” (02/12/2023)

Nhạc sỹ Xuân Phương, tác giả của hàng loạt ca khúc được yêu mến như “Lời ru cho con”, “Nếu phải xa nhau”, “Lời chưa nói”, “Anh”... vừa qua đời ở tuổi 50, để lại bao tiếc thương cho gia đình, bạn bè và những người yêu nhạc. Chat với người nổi tiếng hôm nay, chúng tôi có cuộc trò chuyện với tam ca 3A – những người thể hiện thành công nhất ca khúc “Mong ước kỷ niệm xưa” của nhạc sỹ Xuân Phương. Đây là bản hit đầu tiên trong sự nghiệp của anh ở tuổi 23 và cũng là bài hát đưa tên tuổi nhóm 3A vang danh khắp cả nước. Tam ca 3A sẽ chia sẻ hồi ức quí giá về người nhạc sỹ tài hoa, về con đường âm nhạc của anh và những dự định sắp tới.

Nhiều start-up công nghệ TPHCM thu hút nguồn tài chính xanh (02/12/2023)

Tam ca 3A và hồi ức quí giá cùng cố nhạc sỹ Xuân Phương - tác giả ca khúc để đời của nhóm “Mong ước kỷ niệm xưa”
- Nhiều start-up công nghệ TPHCM thu hút nguồn tài chính xanh
- Điểm các sự kiện văn hoá xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần

Có nên bỏ giấy chuyển viện? (2/12/2023)

Một tấm giấy nhỏ nhưng quan trọng và đang thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày gần đây – đó là giấy chuyển viện. Căn nguyên của việc này có liên quan đến đề xuất bỏ loại giấy này khi khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế được nêu trong phiên thảo luận ngày 20/11 tại kỳ họp Thứ 6, Quốc hội khóa 15 vừa qua. Vấn đề càng đáng chú ý bởi lẽ: để có tấm giấy chuyển viện, người bệnh phải chịu nhiều phiền phức, thậm chí có tình trạng tiêu cực khi bệnh nhân xin chuyển tuyến. Ngay sau đề xuất bãi bỏ giấy chuyển viện, ngành y tế và cơ quan Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có những quan điểm, đề xuất ra sao để giấy chuyển viện phát huy đúng vai trò và tạo thuận lợi cho người bệnh? Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Nhóm nhạc nữ New Jeans và hành trình đi đến danh hiệu Nghệ sĩ K-pop toàn cầu (2/12/2023)

Có nên bỏ giấy chuyển viện?
- Tạp chí âm nhạc quốc tế: Những thông tin thú vị về nhóm nhạc nữ New Jeans và hành trình đi đến danh hiệu Nghệ sĩ K- pop toàn cầu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: