Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Tổ đình Từ Đàm. Nhiều tăng ni, Phật tử và người dân đến viếng bày tỏ niềm tiếc thương Tổng Bí thư .
Những năm qua, với sự quan tâm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các nhà hảo tâm, hàng nghìn hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại Bắc Kạn đã được hỗ trợ làm mới hoặc sửa chữa nhà cửa. Dù nguồn lực tài chính còn eo hẹp nhưng địa phương này xác định mục tiêu không để bất cứ hộ gia đình chính sách nào phải chịu khó khăn về nơi ở.
Sáng nay, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia phối hợp với Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup tổ chức Hội thảo khoa học “Lãnh đạo thích ứng trong bối cảnh nhiều thay đổi – từ lý luận đến thực tiễn”.
Những giọt nước mắt xúc động khi nói về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của các kiều bào Việt Nam tại Indonesia hay sự tiếc thương và kính trọng đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của các đại diện ngoại giao quốc tế là hình ảnh bao trùm trong lễ viếng và mở sổ tang của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia hôm nay.
Trong suy nghĩ của nhiều người dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo tận tụy vì nước vì dân, người cộng sản kiên trung, chân chính và liêm khiết. Ông là một hình mẫu cho phong cách lãnh đạo giản dị, gần dân, sát dân, luôn vì lợi ích của nhân dân, dành hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cả cuộc đời của Tổng Bí thư luôn giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, đặc biệt là thực hành nguyên tắc “nói đi đôi với làm” trong công việc và cuộc sống.
Chiều 4/1/2013, không quản ngại đường xá xa xôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm xã vùng cao Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, thuộc diện 62 huyện nghèo của cả nước. Nói chuyện thân mật với cán bộ chủ chốt và đông đảo bà con địa phương, Tổng Bí thư ân cần thăm hỏi tình hình sản xuất, đời sống và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới cán bộ, đảng viên và nhân dân Trạm Tấu nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung, nhân dịp năm mới 2013. Hơn 10 năm qua đi, hình ảnh giản dị, thân thiết của Tổng Bí thư vẫn còn im đậm trong tâm trí người dân nơi đây.
Rất nhiều câu hỏi đã được đưa ra tại Toạ đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông” do Vụ TKNL&PTBV, Bộ Công Thương và USAID tổ chức mới đây, rằng: tại sao phải dùng một cái tên quá dài để gọi cho một đạo Luật, hay một chương trình - cụ thể như “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” mà không rút gọn lại thành “tiết kiệm năng lượng”,“tiết kiệm điện” hay “sử dụng năng lượng hiệu quả”, “sử dụng điện hiệu quả”? Lý giải của các chuyên gia và nhà quản lý sau đây phần nào cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chuyển từ “ý thức” thành “thói quen” tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và “coi trọng” sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng nói chung.
Suốt một đời vì nước, vì dân, quê hương đất sen hồng Đồng Tháp vô cùng tiếc thương Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Kiên trung, mẫu mực, gần gũi, chân thành là những ấn tượng về Tổng Bí thư trong lòng người dân Đồng Tháp.
Cuối năm 2012, nhân chuyến công tác tại tỉnh Lâm Đồng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghé thăm trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của HTX nông nghiệp Xuân Hương. Hình ảnh vị lãnh đạo cao nhất của Đảng không ngại bùn đất, xuống ruộng thăm hỏi, trò chuyện cùng nông dân đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người dân.
Với triết lý sống cao đẹp, liêm chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều tác giả. Những lý tưởng sống cao đẹp, những chỉ đạo đầy sâu sắc, thấm thía của Tổng Bí thư đã “đi vào” nhiều sáng tác âm nhạc của các nhạc sĩ ngay trong những ngày này.
Hôm nay, 25/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào ta ở nước ngoài tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn.
- Đúng 6h sáng nay, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội diễn ra nghi thức cờ rủ, bắt đầu 2 ngày Quốc tang, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
- Đúng 7h sáng nay, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), tại Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.
- Nhóm phóng viên Đài TNVN phản ánh Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội)
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng – nhà lãnh đạo liêm chính, trí tuệ, mẫu mực mà bình dị, người được nhân dân hết lòng yêu mến và kính trọng đã đi xa. Nhưng cuộc đời hoạt động và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cùng tình cảm, sự quan tâm mà ông dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tây Bắc sẽ còn mãi. Đó chính là điểm tựa, là nguồn động viên tinh thần to lớn để mỗi người không ngừng phấn đấu vươn lên, quyết tâm xây dựng bản làng, quê hương ngày càng giàu đẹp, phát triển.
Sáng nay (25/7), tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo TP.HCM, các lực lượng vũ trang, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, đoàn ngoại giao các nước tại thành phố, đoàn đại biểu các tỉnh, thành phía Nam cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã kính cẩn nghiêng mình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tiếc thương sâu sắc.
Sáng 25/7, tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi, phường Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ Tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại lễ tưởng niệm có các hòa thượng, thượng tọa, các chư tôn đức tăng ni và quý phật tử trong tỉnh đến viếng.