Không nằm ngoài dự đoán của dư luận, kết quả kiểm gần 75% phiếu bầu cho thấy, đảng Syriza cấp tiến đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn diễn ra tại Hy Lạp vào ngày hôm qua. Theo hãng tin BBC, đảng Syriza đã giành được ít nhất 149 ghế trong Quốc hội, tức là chỉ thiếu 2 ghế là có thể giành chiến thắng tuyệt đối để nắm quyền thành lập Chính phủ cho riêng mình. Theo các nhà phân tích, không loại trừ khả năng đảng Syriza có thể giành được 151 ghế khi mà hơn 25% phiếu vẫn chưa được kiểm. Vào lúc này, điều mà dư luận quan tâm là liệu kết quả bầu cử này có đồng nghĩa với việc Hy Lạp sẽ ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu hay không? Để tìm câu trả lời, Biên tập viên Việt Nga trao đối với Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa Chính trị, Học viện Ngoại giao.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, có 3 kịch bản giá dầu được đưa ra, tương ứng với đó là các phương án ứng phó và giải pháp điều hành vĩ mô khi giá dầu giảm ở các mức 60 USD/thùng, 50 USD/thùng và thậm chí ở mức 40 USD/thùng. Riêng tác động của giá dầu đối với khai thác dầu thô cũng đã được hoạch định khá chi tiết theo hướng giảm sản lượng khai thác. Cụ thể, nếu giá dầu giảm ở mức 60 USD/thùng thì mức giảm sản lượng là không đáng kể, chỉ xem xét ở một số mỏ có giá thành sản xuất cao hơn giá bán (lỗ) để điều tiết như dừng hoặc giảm sản lượng. Nếu giá giảm còn 50 USD/thùng, sẽ giảm khai thác nhiều hơn. Trường hợp giảm xuống 40 USD, thì giảm từ 1,8-2 triệu tấn. Việc giảm khai thác dầu thô trong bối cảnh giá dầu giảm có tác động cụ thể tới ngành năng lượng như thế nào? Cần tăng cường chế biến sâu để nâng cao giá trị và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng không thể tái tạo này ra sao? Biên tập viên Nguyên Long cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Duệ - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng quốc gia bàn luận về chủ đề “Kịch bản giá dầu thế giới và những tác động tới ngành năng lượng Việt Nam”.
Tình hình giá dầu thế giới đang tiếp tục có những diễn biến khó lường. Theo dự báo, giá dầu trong năm 2015 vẫn ở đà giảm, thậm chí giảm sâu. Chiều qua, 22/01/2015, tại trụ sở Bộ Công thương đã diễn ra cuộc Họp liên Bộ (gồm 4 bộ, ngành là Tái chính, Ngân hàng, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư) về triển khai Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô... Ngay sau cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã trả lời phỏng vấn báo chí về những vấn đề trọng tâm được Nhóm phối hợp liên Bộ quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô tập trung tại kỳ họp này. Đó là vấn đề tác động của giá dầu giảm đến kinh tế của Việt Nam. Cùng với đó là những tác động của giá dầu đối với giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường nội địa; giá cước vận tải và các loại hàng hóa có yếu tố cấu thành giá thành do sử dụng nhiều nhiên liệu xăng dầu; cũng như những tác động đối với nền kinh tế khi dự kiến có sự điều chỉnh giá điện trong thời gian tới. Cụ thể về những vấn đề này, và đặc biệt, với diễn biến giá dầu khó lường, Chính phủ đã đưa ra kịch bản nào cho nền kinh tế trong năm 2015? Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh dành cho phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Sau nhiều giờ đàm phàn căng thẳng tại thủ đô Béc-lin của Đức vừa qua, cuộc gặp các ngoại trưởng nhóm Noóc-măng-đi bao gồm Ucraina, Nga, Đức và Pháp bước đầu đã đạt được những bước đồng thuận khả quan. Theo đó, cuộc đàm phán đã nhất trí các bên xung đột tại miền Đông Ucraina phải rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng phi quân sự theo thoả thuận Minsk hồi tháng 9/2014, cũng như phân định ranh giới giữa khu vực chính quyền Ki-ép và lực lượng đòi độc lập tại miền Đông Ucraina kiểm soát. Liệu kết quả này có khiến tình hình miền Đông Ucraina bớt căng thẳng, trong bối cảnh giao tranh ác liệt diễn ra những ngày qua đã khiến hơn 2.000 binh sĩ chính quyền Ucraina thương vong, trong khi ít nhất 300 người thuộc lực lượng ly khai thiệt mạng. Phóng viên Đoan Hải, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga sẽ cập nhật các diễn biến mới nhất về cuộc khủng hoảng miền Đông Ucraina.
Trò chuyện với phóng viên Huy Hoàng - Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ
Khách mời là Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Chiều qua, 13 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã cùng nhau ký cam kết giảm tải bệnh viện, không để bệnh nhân nằm ghép sau 24h nhập viện. Vấn đề đặt ra là liệu sau khi các bệnh viện này ký cam kết, người bệnh có tránh được cảnh nằm ghép đôi, ghép ba trong điều trị không? Liệu cơ sở vật chất đã đủ để các bệnh viện thoát cảnh “lực bất tòng tâm” hay chưa? Ngành y tế sẽ có cơ chế giám sát, xử lý ra sao với các bệnh viện đã ký cam kết nhưng để xảy ra tình trạng nằm ghép? Biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam có cuộc trao đổi với PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế về những nội dung này
Trao đổi với ông Bùi Ngọc Sơn- Chuyên viên phân tích- Viện nghiên cứu kinh tế thế giới về xu hướng giảm giá dầu đang tác động như thế nào tới thế giới và giá dầu tiếp tục diễn biến như thế nào trong thời gian tới
Trao đổi với anh Hà Thắng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Trung Quốc về vị thế của Trung Quốc trên bàn cờ thế giới mới
Trao đổi với ông Phạm Tất Thắng - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về những vấn đề đặt ra qua thực tế thi tuyển công chức hiện nay, khi có sự cách biệt giữa chỉ tiêu tuyển công chức với số lượng trúng tuyển
Trao đổi với ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và đào tạo về việc các trường tiểu học thực hiện những quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm giảm áp lực cho học sinh như thay chấm điểm bằng nhận xét, bỏ các danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, không ra bài tập về nhà đối với học sinh đã học 2 buổi/ngày.
Trao đổi cùng Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải- Trưởng Khoa Chính trị Quốc tế- Học viện Ngoại giao về tự do báo chí và những giới hạn của nó
Trao đổi với ông Nguyễn Sỹ Cương - Đại biểu Quốc hội.