- Các thành phố miền Bắc Italia trở thành những “thành phố ma” sau khi bị cách ly do dịch Covid-19.
- Phụ huynh Nhật Bản quản lý con thế nào khi trường học đóng cửa vì Covid-19?
Kể từ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ mở cửa biên giới với Liên minh châu Âu (EU) hồi cuối tuần trước, hàng nghìn người tỵ nạn - chủ yếu là người Syria, Afghanistan hay Iraq… đã đổ dồn sang các khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, với mong muốn sớm đặt chân sang “miền đất hứa”. Về phần mình, để tránh một cuộc khủng hoảng người nhập cư tương tự như năm 2015, chính quyền Hy Lạp đã có những chính sách cứng rắn để chặn dòng người tỵ nạn, khiến hàng nghìn người mắc kẹt tại khu vực biên giới hai nước.
- Diễn biến cuộc bầu cử sơ bộ “Siêu thứ 3” ở Mỹ.
- Tác động tâm lý do ở trong nhà nhiều ngày để tránh dịch bệnh COVID-19.
Sau gần 2 năm đàm phán, Mỹ và lực lượng Taliban đã ký kết một thỏa thuận, mở đường cho việc chấm dứt cuộc chiến lâu dài nhất mà nước Mỹ từng tiến hành. Nhiều người kỳ vọng thỏa thuận sẽ đặt nền móng mở ra tương lai hòa bình cho quốc gia Nam Á này sau 18 năm chiến tranh. Thế nhưng với người dân Afghanistan, không phải ai cũng lạc quan như vậy. Nhiều người lo ngại, rồi đây rất có thể chế độ Taliban sẽ quay trở lại kiểm soát đất nước bằng những chính sách hà khắc như trước và cuộc sống của họ, đặc biệt là phụ nữ sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Các nhà khoa học nghiên cứu lịch mới để bỏ năm nhuận.
- Triều Tiên tích cực thực hiện các giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.
Luxembourg chuẩn bị trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng chính sách miễn phí giao thông công cộng. Kể từ ngày 1/3 tới, tất cả các chuyến tàu, xe điện và xe buýt nội địa của quốc gia nhỏ bé vùng Tây Âu này sẽ được miễn phí. Mục tiêu của kế hoạch này là hạn chế sự lưu thông của các phương tiện vận chuyển cá nhân, góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí tiếp tục là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, với 90% dân số toàn cầu đang hít thở không khí không tốt cho sức khỏe. Đáng chú ý, “21 trong tổng số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2019 là thuộc Ấn Độ”; Jakarta và Hà Nội lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh, đứng vào danh sách 200 thành phố có mức ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao nhất thế giới.
- Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 tăng cường hợp tác ứng phó ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
- Nhật Bản, Hàn Quốc ứng phó với dịch Covid 19 đang bùng phát.
- Carnival Braxin ứng dụng công nghệ hiện đại giúp lan tỏa lễ hội ra toàn thế giới.
- Lo ngại Brexit, doanh nghiệp “đổ xô” đến Hà Lan.
- Tỷ phú Bloomberg đối mặt với những công kích ngay tại buổi tranh luận trực tiếp trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
- Chinh phục đỉnh cao với phiên bản “Iron Man” ngoài đời thực.
Trong khảo sát của Cơ quan nghiên cứu công nghệ và cơ quan vận tải độc lập TomTom, tình hình tắc đường ở thủ đô Jakarta của Indonesia vào buổi sáng là khoảng 53%, và vào buổi chiều là 62%. Giờ cao điểm, tỉ lệ tắc đường có thể lên tới 98%. Cũng theo dữ liệu mới nhất của cơ quan này, trung bình mỗi năm, cư dân Jakarta lãng phí 174 giờ vì tắc đường và mất khoảng 10 năm cuộc đời để tham gia giao thông.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres vừa kêu gọi thế giới nỗ lực giải quyết khủng hoảng biến đổi khí hậu. Ông cho biết, biến đổi khí hậu đang là trở ngại nghiêm trọng và cấp bách nhất đối với sự ổn định, thịnh vượng toàn cầu, và những nỗ lực chung lớn hơn từ các quốc gia, dân tộc là rất cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này.
- Các nhà nghiên cứu khoa học đang đẩy nhanh nghiên cứu để sớm bào chế ra loại Vaccine phòng chống Covid-19.
- Hãng sản xuất ô tô General Motors sẽ dừng hoạt động tại Australia, New Zealand và bán nhà máy sản xuất tại Thái Lan nhằm tái cấu trúc sản xuất kinh doanh.
- Nhật Bản không xem xét việc hủy Olympic do dịch bệnh Covid-19.
- Tình trạng tăng nhiệt ở Nam cực cảnh báo về biến đổi khí hậu toàn cầu.