Cần xử lý dứt điểm vi phạm ô nhiễm nguồn nước từ xả thải.
- Việt Nam hướng tới xây dựng các khu công nghiệp sinh thái.
- Phỏng vấn ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Hơn 20% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Những giải pháp để ngăn ngừa khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp.
Báo cáo mới nhất do Liên hợp quốc công bố cho thấy, mỗi năm có hơn 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương. Rác thải nhựa đang chiếm tới 80% rác thải trong các đại dương hiện nay. Theo tính toán của các nhà khoa học với tỷ lệ hiện tại, vào năm 2050, các đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá và 99% các loài chim biển sẽ phải ăn nhựa. Hậu quả từ rác thải nhựa là môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề. Các loài sinh vật biển, ngành thủy sản và du lịch sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, trong khi hệ sinh thái đại dương bị tàn phá thiệt hại lên tới hàng tỷ đôla Mỹ. Đây là những cảnh báo của các đại biểu tham dự Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu đang diễn ra tại Đà Nẵng. Cũng tại đại hội này, Việt Nam đề xuất sáng kiến “Thành lập Đối tác vì khu vực các biển Đông Á không có rác thải nhựa”.
Năm 2007, dự án mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh do Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê làm chủ đầu tư chính thức đi vào hoạt động, hàng nghìn người dân của 6 xã Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Lạc, Thạch Trị vui mừng vì trên mảnh đất quê hương có một đại dự án hàng nghìn tỷ được triển khai. Thế nhưng niềm vui "ngắn chẳng tày gang", khi người dân đang phấn khởi chuẩn bị cho cuộc sống mới trên vùng tái định cư để nhường đất cho dự án thì bị tạm dừng bởi những lo ngại về hệ lụy của dự án đối với môi trường và cuộc sống người dân.
Các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải.
Các giải pháp loại bỏ sử dụng túi ni-lông để bảo vệ môi trường.