- Hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ”.
- Quảng Ninh “xoá” tiền mặt trong thanh toán dịch vụ công, học phí, viện phí.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô khác nhau. Để hệ thống các doanh nghiệp này phát triển không thể thiếu vai trò của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có các chính sách tài chính cơ bản như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tại phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách mới đây, khi cho ý kiến về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu.
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài.
- Xây dựng vững chắc thế trận lòng dân nơi biên giới Đắk Lắk.
- Lực lượng CAND “Lá chắn thép bảo vệ Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân”
- Công an Hải Phòng tăng cường đảm bảo an ninh trật tự dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Cùng với quá trình đổi mới trong hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói riêng tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước. Từ đầu năm đến nay, cùng với 2 chuyên đề giám sát, UBTVQH đã thực hiện 2 chương trình chất vấn tại phiên họp thứ 21 và 25, với những vấn đề nổi cộm, được dư luận quan tâm, UBTVQH đã kịp thời phát hiện và có các kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật; phát huy tính tích cực, giảm thiểu những hệ lụy nảy sinh từ chính sách.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) được các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. 100% địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023; Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch thông tin tín dụng, xác thực thông tin thuê bao giúp các nhà mạng tiết kiệm 143 tỷ đồng; Bộ Công an cũng đã cấp hơn 48 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân, hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc….
Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ.
Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi, nhiều nội dung thông tin trên thẻ căn cước sẽ thay đổi như: lược bỏ vân tay, quê quán sẽ là nơi đăng ký khai sinh, thẻ căn cước sẽ tích hợp nhiều thông tin hơn.
Góp ý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu đề nghị, hoàn thiện quy định về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, để có căn cứ thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin của công dân.
- Nhiều thành tựu trong công tác xây dựng Đảng.
- Bắc Giang: Nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, phát triển toàn diện vững chắc.
Đói nghèo là một vấn đề có tính toàn cầu. Đối với nước ta, đói nghèo gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững. Xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Thực tế cho thấy trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện. Hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay có những nội dung chính sau:
- Ngành tư pháp Việt Nam: 78 năm xây dựng và phát triển
- Chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác định là 1 trong các chế độ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị tai nạn lao động được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động. Những quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động đã và đang được hoàn thiện và thực hiện như thế nào?
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là chính sách lớn, nhân văn nhưng thực tế triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến lãng phí lớn về nguồn lực. Đây là nội dung cần được đánh giá nghiêm túc và có giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả.
- Hưng Yên đấu tranh, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh, thiếu niên.
TPHCM: Bảo vệ công nhân trước hiểm họa “tín dụng đen”.