logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Báo chí với trí tuệ nhân tạo AI: Ứng dụng chứ không hùa theo, phụ thuộc (23/3/2023)

Hiện nay nhiều tờ báo đang áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để sáng tạo tác phẩm. Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động… là những tờ báo đã dùng các MC robot để đọc tin và dẫn bản tin. Công nghệ AI còn ứng dụng trong nhiều hoạt động nữa đằng sau khung hình, như phân tích hành vi tìm kiếm của công chúng, tự động gợi ý đề xuất nội dung theo sở thích, ngữ cảnh... Trong tương lai, các ứng dụng AI sẽ còn nhiều hơn và thiết thực hơn nữa. Nó có thể giúp giải phóng sức lao động của nhà báo, giúp các tòa soạn giảm bớt số lượng phóng viên, biên tập viên. Thế nhưng, việc ứng dụng AI đến đâu, có ảnh hưởng đến đạo đức người làm báo hay không lại là một chủ đề khó nói trước. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo có “tranh mất” việc làm của nhà báo? Đây là những vấn đề đang đặt ra, cho thấy đã đến lúc, báo chí cần phải nhìn nhận, định hướng tiếp cận, ứng dụng các công nghệ này cũng như xác định những lợi thế và cả các rủi ro mà AI có thể mang lại trong tương lai. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam sẽ cùng bàn luận về vấn đề này với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Thời trang tuần hoàn: Tái chế để tiếp nối tình yêu với môi trường (23/3/2023)

Báo chí với trí tuệ nhân tạo AI: Ứng dụng chứ không hùa theo, phụ thuộc
- Robot hút rác thông minh làm sạch lòng sông ở Anh
- Thời trang tuần hoàn: Tái chế để tiếp nối tình yêu với môi trường

Chat GPT- Có thật sự là bước tiến đột phá của công nghệ AI (22/3/2023)

Chat GPT ra đời là một bước ngoặt lớn trong nhiều lĩnh vực, công cụ này đang dần trở thành cơn sốt tạo nên nhiều ý kiến trong dư luận về sức ảnh hưởng của công nghệ AI.
Theo chia sẻ của một số người dùng trên các diễn đàn mạng, phần mềm Chat GPT là một bước ngoặt lớn, làn gió mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Khác với các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc, Opera, Safari,… với trí tuệ nhân tạo AI cùng khối lượng dữ liệu kiến thức khổng lồ, người dùng chỉ phải mất tầm vài phút để nhận lại duy nhất một kết quả cho vấn đề đang thắc mắc, thay vì bỏ ra nhiều giờ để lựa chọn và chắt lọc thông tin từ nhiều kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm trên chat GPT thiếu nguồn trích dẫn, không có kiểm chứng cũng như đang trong giai đoạn hoàn thiện và chưa phát triển tại Việt Nam, nên độ chính xác của các thông tin chưa cao. Điều này đặt ra vấn đề, liệu Chat GPT có thật sự là “người đồng hành” đáng tin cậy cho người dùng. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị DTT, thành viên tổ tư vấn VPCP về chuyển đổi số

Hành trình biến xóm nghèo thành điểm đến du lịch của nữ giám đốc (22/3/2023)

Chat GPT- Có thật sự là bước tiến đột phá của công nghệ AI.
- Một nhà hàng Thuỵ Điển chế biến nguyên liệu sắp bị vứt bỏ nhằm chống lãng phí thực phẩm.
- Hành trình biến xóm nghèo thành điểm đến du lịch của nữ giám đốc

Liệu ca sĩ ảo có soán ngôi ca sĩ thật? (21/3/2023)

Công nghệ giả lập giọng nói bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Nổi tiếng và phổ biến nhất có lẽ là giọng nói của “chị Google” – cái tên dễ thương được người dùng nước ta đặt cho tính năng đọc văn bản của công cụ dịch thuật Google Translate và sau này là trợ lý ảo Google Assistant. Với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể yêu cầu các trợ lý ảo thể hiện văn bản bằng cả giọng của đàn ông hay phụ nữ, bằng giọng miền Bắc hay miền Nam... vậy nhưng, dùng AI để biến giọng nói thành giọng hát thì chưa phổ biến.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một ekip đã kết hợp giữa thuật toán AI và các âm thanh thật, để dựng lên một ca sỹ ảo tuổi 18 có tên là Ann, với sản phẩm âm nhạc đầu tay là MV “Làm sao nói thương anh”. Ngay lập tức, nữ ca sỹ ảo gây nhiều tranh luận trái chiều. Nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc Dương Cầm và nhà báo Hà Sơn, Trưởng Ban Giải trí – Báo điện tử VietNamNet cùng bàn luận câu chuyện này.

Nhóm Hà Nội Xanh ngâm mình vớt rác ở điểm "nóng" ô nhiễm môi trường (21/3/2023)

Liệu ca sĩ ảo có soán ngôi ca sĩ thật?
- Khám phá Nakasendo, con đường nổi tiếng nhất của Nhật Bản với giá trị lịch sử lâu đời.
- Nhóm Hà Nội Xanh

Bộ Giáo dục Đào tạo công bố phương án thi THPT - Dư luận có băn khoăn? (20/3/2023)

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 - thời điểm khoá đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nghiệp. Dự thảo sẽ được đưa ra để lấy ý kiến công luận trước khi công bố chính thức. Đáng chú ý, từ năm 2025, thí sinh học chương trình THPT dự kiến sẽ thi tốt nghiệp 6 môn, trong đó 4 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử; cùng với 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Dự kiến kỳ thi có thể diễn ra trên máy tính với một hoặc tất cả các môn thi trắc nghiệm, riêng môn Ngữ văn vẫn thi tự luận trên giấy. Nếu phương án thi này được thông qua thì trong khoảng 10 năm (2015-2025), kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam có ba lần thay đổi. Năm 2015, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích: Xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Năm 2020, khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, kỳ thi THPT quốc gia được đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, các trường ĐH vẫn có thể dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển… Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều ý kiến cho rằng cần tổ chức một kỳ thi thật nhẹ nhàng, phù hợp với mục đích của kỳ thi. Vậy phương án nào cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Giữ gìn di sản nghề truyền thống chạm khắc bạc của người Mông ở Sa Pa, Lào Cai (20/3/2023)

Bộ Giáo dục Đào tạo công bố phương án thi THPT - Dư luận có băn khoăn?
- Giữ gìn di sản nghề truyền thống chạm khắc bạc của người Mông ở Sa Pa, Lào Cai
- Dự án biến gạo thành nhựa carbon thấp mang lại hy vọng hồi sinh các cánh đồng ở Phư-cư-si-ma, Nhật Bản

Giữ gìn di sản nghề chạm khắc bạc truyền thống của người Mông ở Sa Pa (18/3/2023)

Nguyễn Trần Trung Quân và Denis Đặng: “Cặp bài trùng” trong sáng tạo nghệ thuật
- Giữ gìn di sản nghề chạm khắc bạc truyền thống của người Mông ở Sa Pa
- Những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần

Cần thẳng tay “trị” web drama (phim chiếu mạng) phản cảm (17/3/2023)

Web drama là từ dùng để chỉ những bộ phim được sản xuất để phát trên nền tảng internet hay còn gọi là phim chiếu mạng. Vài năm trở lại đây, web drama không còn là khái niệm quá xa lạ với khán giả nữa. Web drama rất phát triển ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Còn ở Việt Nam nhiều công ty truyền thông giải trí cũng đã đầu tư sản xuất web drama. Bên cạnh những tác phẩm tích cực, có nội dung chỉn chu, bài bản, chất lượng, thì càng ngày càng có nhiều clip chứa nội dung phản cảm, chú trọng khai thác đến các vấn đề tiêu cực, những góc tối của xã hội, nội dung vi phạm chuẩn mực đạo đức. Điều đáng lo hơn là những video đang tiếp cận hàng triệu người dùng mạng xã hội hàng ngày, trong đó có những đối tượng là trẻ em, vị thành niên, thanh niên. Trong khi đó, những web drama này không chịu sự giám sát về kịch bản, nội dung, sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Câu hỏi đặt ra là cơ quan nào tiếp nhận quản lý những video này và được quản lý như thế nào? TS xã hội học Thân Trung Dũng cùng bàn luận câu chuyện này.

Niềm vui của bà con người Dao khi điện về bản (17/3/2023)

Cần thẳng tay “trị” web drama (phim chiếu mạng) phản cảm.
- Bắc Âu: nở rộ mô hình giáo dục trường học trong rừng để trẻ mầm non gần gũi với thiên nhiên.
- Niềm vui của bà con người Dao khi điện về bản.

Xin không hoàn thành nhiệm vụ để được tinh giản biên chế, cần xem xét và đánh giá cho phù hợp (16/3/2023)

Nhìn lại kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021, Bộ Nội vụ cho rằng tuy đạt về chỉ tiêu số lượng, nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có ý kiến cho rằng việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người “tinh” (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, có những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế. Theo quy định, đối tượng nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng thêm một khoản hỗ trợ đáng kể. Vì vậy, một số người lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp vào diện tinh giản và nhận tiền hỗ trợ. Đây là một thực trạng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ qua nhà nước nước. Qua vấn đề này chúng ta nhìn thấy điều gì và cần đánh giá công tác tinh giảm biên chế hiện nay thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế. PGS – TS Ngô Thành Can, Giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận câu chuyện này.

Chuỗi nhà hàng Sushi của Nhật Bản dùng AI để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (16/3/2023)

Xin không hoàn thành nhiệm vụ để được tinh giản biên chế, cần xem xét và đánh giá cho phù hợp.
- Chuỗi nhà hàng Sushi của Nhật Bản dùng AI để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng đỡ đôi chân tật nguyền tới trường.

Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn: Phải lấy ý kiến rộng rãi của người dân (15/3/2023)

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Trong dự thảo mới nhất, Chính phủ chỉ đưa ra một phương án duy nhất về sở hữu chung cư có thời hạn. Theo lý giải, Luật Nhà ở năm 2014 đã có quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư, hết thời hạn sử dụng nhà chung cư mà không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng thì phải phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại. Thông tin không còn được sở hữu chung cư vĩnh viễn mà chỉ sở hữu có thời hạn đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Những người ủng hộ dự thảo luật thì cho rằng, thông tin này sẽ giúp giảm giá nhà, người thu nhập thấp có thể mua được nhà. Nhưng không ít người dân, chuyên gia thẳng thắn đề nghị, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Bởi quy định này can thiệp đến quyền sở hữu, tác động rất lớn đến quyền lợi của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảo tàng Quảng Ninh thông qua công nghệ số (15/3/2023)

Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn: Phải lấy ý kiến rộng rãi của người dân
- Bảo tàng Quảng Ninh thông qua công nghệ số
- Một cặp cô giáo song sinh ở Indonesia, những người đã thành lập Trường Kỹ năng Kartini, mang lại “ánh sáng tri thức” cho trẻ em nghèo

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: