logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Không chỉ là giảm gánh nặng, tránh tốn kém (2/6/2023)

Mới đây, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất: Bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử. Thực tế, hiện nay, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thực sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng.
Bộ Nội vụ cũng cho biết, với số lượng viên chức rất lớn (khoảng hơn 1,8 triệu người) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí; cá biệt một số nơi xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi. Chính vì vậy đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ,

Thầy trò tỉnh miền núi Sơn La và lớp phụ đạo miễn phí mỗi tối, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT (2/6/2023)

Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Giảm gánh nặng, tránh tốn kém.
- Muôn kiểu sử dụng hầm trú ẩn ở Trung Quốc

Làm thế nào để trẻ có kỳ nghỉ vui khoẻ - an toàn? (1/6/2023)

Học sinh cả nước vừa chính thức nghỉ hè được vài ngày thì đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm. Cụ thể, chiều ngày 27/5, hai anh em sinh đôi 14 tuổi ở tỉnh Vĩnh Long đi bắt cá ven bờ và đuối nước khi tắm sông. Chiều ngày 28/5, 3 chị em gái ở Đồng Tháp xuống rạch Bà Dư tắm, bị nước cuốn trôi ra ngoài. Trước đó, ngày 20/5, trong một chuyến trải nghiệm dã ngoại tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định, có 2 người đuối nước (một phụ huynh một học sinh). Làm thế nào để trẻ có kỳ nghỉ hè vui khoẻ, bổ ích và an toàn là trăn trở của hầu hết các phụ huynh có con nhỏ mỗi khi hè về. Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thuỷ, Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Yên Bái thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ trẻ em ngay từ đầu hè (31/5/2023)

-Yên Bái thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ trẻ em ngay từ đầu hè.
- Độc đáo lễ hội văn hóa sắc màu tại Thủ đô Berlin, Đức.

Cao điểm mùa du lịch, nguy hiểm du lịch tự phát và những điều cần lưu ý (30/5/2023)

Thời điểm này, các em học sinh cấp 1, cấp 2 đã bắt đầu được nghỉ hè, cũng là thời điểm nắng nóng đỉnh điểm. Vì vậy đây là mùa du lịch cao điểm, các điểm đến ưa thích thường được chọn trong hè là đi biển, du lịch sông, suối… Những năm gần đây, một số người dân, đặc biệt là giới trẻ thường lựa chọn những thác nước, đầm, hồ có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, hiểm trở làm điểm vui chơi, giải trí. Những điểm du lịch tự phát này mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho ngành du lịch tại các địa phương nhằm khai thác tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, kèm theo đó là nhiều nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn thương tích và đuối nước từ những điểm du lịch tự phát. Những nguy cơ khi du lịch tự phát, du lịch khám phá và cần lưu ý gì khi đi du lịch trong mùa cao điểm này?

Khám phá cuộc thi hái mận hậu trên Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La (30/5/2023)

Cao điểm mùa du lịch, nguy hiểm du lịch tự phát và những điều cần lưu ý,
- Khám phá cuộc thi hái mận hậu trên Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La
- Dự án “Chăm con cho mẹ đi làm" – nơi nhân lên giá trị nhân văn

Bài toán quy hoạch vỉa hè ở Việt Nam - nhìn từ việc Hà Nội loay hoay giành, giữ vỉa hè cho người đi bộ (29/5/2023)

Hết lập rào chắn bằng xích sắt, đến chồng đá ngăn xe lên vỉa hè … chính quyền các cấp ở thủ đô Hà Nội đang nỗ lực giành lại và giữ vỉa hè cho người đi bộ - vì một Thủ đô văn hiến, văn minh. Tuy nhiên, nhiều giải pháp thời gian qua đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Đáng nói, đây là tình trạng chung ở các thành phố lớn. Cách thức nào hiệu quả để Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước thực sự có vỉa hè - không chỉ thể hiện nhận thức và lối sống văn minh, hiện đại của mỗi công dân mà còn đạt lợi nhuận từ các hoạt động kinh tế, văn hoá, du lịch chính tại vỉa hè ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Kiến trúc sư Trần Minh Tùng – Đại học xây dựng Hà Nội - tác giả mới đạt Giải A duy nhất từ Hội đồng Lý luận Trung ương cho công trình nghiên cứu “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi”

Cốc ăn được: Xu thế tiêu dùng mới cho những người yêu cà phê (29/5/2023)

Bài toán quy hoạch vỉa hè ở Việt Nam - nhìn từ việc Hà Nội loay hoay giành, giữ vỉa hè cho người đi bộ.
- Những chiến sỹ công an tỉnh Hà Nam với những cách làm mới, sáng tạo, những kinh nghiệm hay, phát huy tinh thần vì nhân dân phục vụ.

Tạo cuộc đời mới cho những chiếc piano bị vứt bỏ (28/5/2023)

Nguyễn Thị Oanh và câu chuyện đằng sau 4 huy chương vàng điền kinh SEA GAMES 32.
- Nhạc sĩ người Anh sáng tạo cuộc đời mới cho những chiếc piano bị vứt bỏ.

Mô hình cây trồng trong lồng kính hay mô hình kinh doanh Terrarium (27/5/2023)

Gặp gỡ Hoàng Anh Vũ, một diễn viên đam mê nghiệp diễn, rất có năng khiếu ca hát
-Mô hình cây trồng trong lồng kính hay còn được gọi là mô hình kinh doanh Terrarium giúp 1 chàng trai 9X có thu nhập tiền tỷ
-Một số sự kiện đời sống, văn hóa quốc tế nổi bật trong tuần.

Dự thảo nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ: Tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức (26/5/2023)

Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. Việc sử dụng biện pháp hành chính là một trong những công cụ quản lý khá quan trọng để đảm bảo rằng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Và cũng là cách để người dân cũng như nội bộ cơ quan hành chính giám sát cán bộ, công chức, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thực thi công vụ.
Hiện, Dự thảo này đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều ý kiến đã cho rằng, bộ quy tắc đạo đức công vụ còn nhiều điều chưa có tính thực tiễn, còn hình thức. Vậy, làm thế nào để bộ quy tắc thực sự là công cụ quan trọng, chuẩn mực để hạn chế những bất cập của cán bộ, công chức, viên chức? Đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận về nội dung này.

Ninh Thuận - Kết nối di sản để phát triển du lịch vùng đồng bào Chăm (26/5/2005)

Dự thảo nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ: Tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức.
- Ninh Thuận - Kết nối di sản để phát triển du lịch vùng đồng bào Chăm.
- Người phụ nữ Pakistan được trao Huy chương Vàng vì giúp người nghèo xây nhà chống lũ.

Giải pháp nào ngăn chặn triệt để tình trạng chó dữ cắn người? (25/5/2023)

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc chó dữ tấn công người, thậm chí dẫn đến tử vong đã xảy ra ở một số địa phương. Các vụ việc này liên tục xảy ra với nhiều điểm chung là các con chó tấn công người đều không được đeo rọ mõm, đều là các giống chó to lớn, dữ tợn. Một số vụ việc, người nuôi chó đã không đăng ký với chính quyền địa phương để thực hiện việc quản lý giám sát.
Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng cần phải cấm nuôi một số loài chó dữ tại nước ta. Bên cạnh đó, mới đây nhất, Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT cũng đưa ra quan điểm cần xem xét đưa ra quy định, tiêu chuẩn cụ thể về nuôi một số loài chó dữ. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường Trực Hội chăn nuôi Việt Nam.

Câu chuyện về “người nhện” dọn rác trong thành phố của Nigeria (25/5/2023)

Giải pháp nào ngăn chặn triệt để tình trạng chó dữ cắn người?
- Làng nghề nông thôn giúp người dân An Giang thay đổi cuộc sống.

Từ món ăn “hot trend” gỏi gà măng cụt, bàn về việc sáng tạo và đổi mới quảng bá ẩm thực Việt Nam (24/5/2023)

“Gỏi gà măng cụt” đang là món ăn gây sốt và được săn tìm nhất hiện nay. Trên nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là các trang mạng xã hội liên tục xuất hiện hình ảnh và video giới thiệu món ăn này và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của cộng đồng. Nhiều người đặt câu hỏi: Điều gì đã khiến “gỏi gà măng cụt” trở thành món ăn dẫn đầu xu hướng, được yêu thích và có sức lan tỏa mạnh mẽ như vậy trong cả môi trưởng mạng ảo lẫn đời thực? Nông sản Việt có thể tạo ra phương cách bán hàng mới, nhờ khai thác đặc sản vùng miền, kết hợp sáng tạo những món ăn mới lạ như thế nào? Truyền thông nói chung, đặc biệt là mạng xã hội cần cần hỗ trợ đặc lực ra sao trong việc quảng bá ẩm thực của mỗi địa phương tới các thực khách cả nước và bạn bè quốc tế? Nông dân và những người kinh doanh trong ngành hàng ăn uống Việt Nam sẽ hưởng lợi gì, nếu chúng ta có sự đầu tư cùng cách làm bài bản, khoa học hơn?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: