logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

"Chủ động, sáng tạo" trong đổi mới giáo dục: Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng cơ hội được trao quyền? (14/9/2023)

Đổi mới giáo dục phổ thông là xu thế tất yếu nhằm xoay chuyển nền giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư mà ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được kỳ vọng là tạo nên bước phát triển đột phá, thay đổi căn bản giáo dục phổ thông từ giáo dục dựa trên nội dung, sang giáo dục dựa trên năng lực. Năm học 2023-2024 được coi là năm bứt phá đổi mới giáo dục – lời khẳng định cùng thông điệp kêu gọi giáo viên chủ động và sáng tạo để đổi mới giáo dục từ người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo, đã thu hút sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là báo giới. Thế nhưng, khát vọng nhà giáo “chủ động” và “sáng tạo” nên bắt đầu từ đâu? Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng được cơ hội trao quyền?

Hành trình - Triển lãm kết nối 8 họa sĩ tài hoa (14/9/2023)

"Chủ động, sáng tạo" trong đổi mới giáo dục: Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng cơ hội được trao quyền?
- Hành trình - Triển lãm kết nối 8 họa sĩ tài hoa
- Độc đáo lễ hội lướt ván dành cho những chú chó tại Mỹ

Phân loại rác thải tại nguồn- cần được vận hành đồng bộ (13/9/2023)

Dự kiến tháng 9 này, Bộ Tài nguyên môi trường sẽ ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây là cơ sở để các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Thời gian qua, công tác phân loại chất thải tại nguồn đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng do các chương trình phân loại rác tại nguồn ở các địa phương phần lớn chỉ mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ.
Theo lộ trình, từ năm 2025 bắt đầu thực hiện phân loại rác thải - thời gian chỉ còn hơn 1 năm, liệu có đủ để thực hiện kế hoạch đúng thời hạn? Cần có lộ trình và đầu tư đồng bộ ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam

Kiều bào tại Thái Lan truyền dạy tiếng Việt: “Tiếng Việt còn, người Việt còn” (13/9/2023)

Phân loại rác thải tại nguồn- cần được vận hành đồng bộ.
- Khám phá những điểm độc đáo trong cuộc đua xe tự chế tại Jordan.

Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm - thực trạng và giải pháp từ cơ sở (12/9/2023)

Từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 57 vụ ngộ độc thực phẩm làm 864 người mắc và 13 trường hợp tử vong. Đáng chú ý xuất hiện ngộ độc do Clostridium Botulium - là loại độc tố rất hiếm gặp trước đây. Bên cạnh đó, các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc trong gia đình do ăn uống, sử dụng rượu vẫn diễn ra tại không ít địa phương. Về công tác quản lý, các ngành chức năng tiến hành kiểm tra hàng vạn đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì diễn ra mới đây đã yêu cầu, cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và đặc biệt là vai trò của chính quyền cấp xã, phường trong công tác quản lý lĩnh vực này.

Anh nông dân đam mê sáng chế ở bản Duồng, Bắc Kạn (12/9/2023)

Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm - thực trạng và giải pháp từ cơ sở
- Đức Hóa – Vùng đất xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ lớn nhất Trung Quốc
- Anh nông dân đam mê sáng chế ở bản Duồng, Bắc Kạn

Ý nghĩa phiên họp giả định “ Quốc hội trẻ em” (11/9/2023)

Tại Hội trường Diên Hồng đã diễn ra phiên toàn thể phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"; lần thứ nhất, năm 2023. Đây là lần đầu tiên, một phiên họp do trẻ em điều hành, đóng vai chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, các thành viên Chính phủ để góp tiếng nói vào hai chủ đề chính là "Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng"; và "Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em". Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của 263 thiếu nhi tiêu biểu đại diện cho 15 triệu đội viên, thiếu niên, nhi đồng trên cả nước. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại những cảm xúc và ý nghĩa mà phiên họp giả định này mang lại. Cùng với đó là những thông điệp, giá trị của phiên họp với Quốc hội, Chính phủ trong việc hoàn thiện các chính sách liên quan đến trẻ em. Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó trưởng Ban tổ chức phiên họp “Quốc hội trẻ em” cùng bàn luận câu chuyện này.

Khoang ngủ “hươu cao cổ” cho giấc trưa êm ái ở quán cafe Tokyo (11/9/2023)

Nhìn lại ý nghĩa mà phiên họp giả định “ Quốc hội trẻ em” lần đầu tiên được tổ chức mang lại; thông điệp cũng như giá trị của phiên họp với Quốc hội, Chính phủ trong việc hoàn thiện các chính sách liên quan đến trẻ em.
- Câu chuyện thú vị, chỉ có ở Nhật Bản, Khoang ngủ “hươu cao cổ” cho giấc trưa êm ái ở quán cafe Tokyo.

Nữ sinh Palestine thiết kế ứng dụng “dịch” tiếng khóc của trẻ sơ sinh (10/9/2023)

Nữ sinh Palestine thiết kế ứng dụng “dịch” tiếng khóc của trẻ sơ sinh.
- Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh lần đầu trình diễn tại hoà nhạc Quốc gia "Điều còn mãi 2023"

Giữ nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai (09/9/2023)

Trò chuyện cùng ca sỹ Trọng Tấn về tour diễn xuyên Việt của anh và ca sỹ Anh Thơ kỷ niệm 20 năm song hành
- Giữ nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- Điểm một số sự kiện văn hóa xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần

Phim về đề tài chiến tranh, cách mạng phải chăng không còn hấp dẫn với thời đại hiện nay? (8/9/2023)

Kể từ khi bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam là “Chung một dòng sông” ra đời năm 1959, cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20, những bộ phim về đề tài cách mạng, chiến tranh đã thực sự thăng hoa. Đó là “Vợ chồng A Phủ; Con chim vành khuyên; Chị Tư Hậu; Rừng xà nu”, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm; Em bé Hà Nội”... Sau ngày thống nhất đất nước, điện ảnh Việt Nam tiếp tục có những tác phẩm kinh điển về đề tài chiến tranh và hậu chiến như Bao giờ cho đến tháng Mười; Tướng về hưu ...Có thể thấy, chúng ta có một dòng phim về đề tài cách mạng đáng tự hào - nhưng đó đều là trong “quá khứ”. Câu hỏi đặt ra là: Phim về đề tài chiến tranh, cách mạng phải chăng không còn hấp dẫn với thời đại hiện nay? Hay còn những vấn đề gì nữa khiến dòng phim này trở nên thiếu hấp dẫn với công chúng? Nhà phê bình điện ảnh - văn học Mai Anh Tuấn cùng bàn luận câu chuyện này.

Nỗ lực khơi dậy ý thức giữ gìn văn hóa để phát triển du lịch ở Lai Châu (8/9/2023)

Chuỗi tiệm cắt tóc khuyến khích trẻ em da màu đọc sách tại Mỹ.
- Nỗ lực khơi dậy ý thức giữ gìn văn hóa để phát triển du lịch ở Lai Châu.
- Phim về đề tài chiến tranh, cách mạng phải chăng không còn hấp dẫn với thời đại hiện nay?

Không gian nghệ thuật công cộng, làm sao để giữ gìn khai thác bền vững (07/9/2023)

Những năm gần đây, các không gian nghệ thuật công cộng ra đời góp phần tạo cảnh quan sạch, đẹp, mang đến những trải nghiệm văn hóa cho cộng đồng, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, các không gian này bị xuống cấp, không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu, có nguy cơ trở thành “rác nghệ thuật”. Vậy, làm thế nào để bảo vệ, khai thác một cách bền vững những không gian nghệ thuật công cộng này?

Khi sắc màu văn hóa làm nên điều khác biệt (07/9/2023)

Không gian nghệ thuật công cộng, làm sao để giữ gìn khai thác bền vững
- Khi sắc màu văn hóa làm nên điều khác biệt
- Indonesia: chuyện nhà khoa học dành hai thập kỷ chiến đấu để cứu các rạn san hô

Cần tháo gỡ những điểm “nghẽn” trong dạy học tích hợp ra sao? (5/9/2023)

Hôm nay (5/9), các trường học trên cả nước tổ chức khai giảng năm học mới 2023-2024. Đây là năm thứ 3 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS. Cùng với những kết quả tích cực, vẫn còn đó những bất cập khi triển khai các môn học tích hợp làm “nóng” dư luận trước thềm năm học mới.
Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận việc triển khai môn tích hợp là “một thách thức lớn đang đặt ra”. Còn tại buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên toàn quốc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, vấn đề dạy học tích hợp là “điểm nghẽn” khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ có một số điều chỉnh về cách dạy. Có nên “lối cũ ta về” với việc dạy học tích hợp – nghĩa là quay về như cũ thành các đơn môn, hay vẫn kiên trì đổi mới? Cần tháo gỡ những điểm “nghẽn” trong dạy học tích hợp ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Nguyễn Chí Thành - Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: