logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hàng nghìn sinh viên sư phạm bị nợ tiền hỗ trợ: Chính sách nhân văn, vì sao vẫn “tắc”? (28/12/2023)

Theo Nghị định 116 của Chính phủ, từ năm 2021, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền đóng học phí, cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt. Thời gian hỗ trợ được tính theo số tháng thực tế học tập tại trường nhưng không quá 10 tháng/năm học. Kinh phí này từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Nghị định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Chính phủ đã được triển khai đến năm thứ ba. Tuy nhiên, tình trạng hàng nghìn sinh viên bị nợ tiền hỗ trợ xảy ra đồng loạt ở nhiều trường, nhiều địa phương. Vì sao một chính sách nhân văn, nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm khi triển khai vẫn còn đang “tắc” ở nhiều nơi? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục – TS Vũ Thu Hương, Nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Khán giả trở về được “trở về “ những năm 1970 với phiên bản kỹ thuật số của nhóm nhạc ABBA (28/12/2023)

Hàng nghìn sinh viên sư phạm bị nợ tiền hỗ trợ: Chính sách nhân văn, vì sao vẫn “tắc”?
- Khán giả trở về được “trở về “ những năm 1970 với phiên bản kỹ thuật số của nhóm nhạc ABBA

Niềm vui kết nối đôi bờ khi nhiều cây cầu được khánh thành ở TPHCM (27/12/2023)

Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Giảm áp lực, tiết kiệm chi phí
- Gặp gỡ nhóm nhạc “Dad Harmony” - những ông bố vừa hát vừa chăm con, gây sốt ở Thụy Điển
- Niềm vui kết nối đôi bờ khi nhiều cây cầu được khánh thành ở TPHCM

Hy vọng gì về cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ, khi Hà Nội xem xét thu phí vỉa hè trong tháng 1 tới? (26/12/2023)

Từ ngày 1/1 tới, TP.HCM sẽ chính thức thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè. Trong khi đó, Hà Nội cũng đang xem xét thu phí lòng đường, vỉa hè ngay trong tháng 1 tới ở một số tuyến phố. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có không ít người đặt câu hỏi: Phải chăng chính quyền không giành được vỉa hè cho người đi bộ, nên phải tìm cách thu phí? Việc thu phí này liệu có giải quyết tận gốc được nạn “tham nhũng vỉa hè”? Phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn đề nhức nhối này, sớm lập lại trật tự đô thị?

Ấm áp lớp học tình thương nơi nhà thờ Hải Phòng (26/12/2023)

Hy vọng gì về cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ, khi Hà Nội xem xét thu phí vỉa hè trong tháng 1 tới?
- Montpellier (Pháp) trở thành thành phố lớn nhất châu Âu miễn phí giao thông công cộng
- Ấm áp lớp học tình thương nơi nhà thờ Hải Phòng

Góp củi sưởi ấm cho học trò vùng cao Sơn La (25/12/2023)

Cảnh giác trước biến thể mới của Covid 19.
- !0 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023.
- Thông điệp về một thế giới tốt đẹp của ông già Noel.
- Góp củi sưởi ấm cho học trò vùng cao Sơn La.

Khám phá tác phẩm nghệ thuật sắp đặt “Cánh đồng ánh sáng” ở New York (24/12/2023)

Gặp gỡ và trò chuyện với vũ công, biên đạo Quang Đăng và mối duyên hợp tác cùng Mỹ Tâm và các “chị đẹp đạp gió rẽ sóng”.
- Khám phá tác phẩm nghệ thuật sắp đặt “Cánh đồng ánh sáng” ở New York

Bà con Công giáo ở Hải Phòng, Quảng Ninh nô nức chuẩn bị đón noel 2023 (23/12/2023)

Nhạc sỹ, nhà sản xuất Quốc Trung & đạo diễn Cao Trung Hiếu: Để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của âm nhạc quốc tế
- Bà con Công giáo ở Hải Phòng, Quảng Ninh nô nức chuẩn bị đón noel 2023
- Điểm sự kiện văn hóa xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần

Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, giúp người bán dâm có cuộc sống ổn định (22/12/2023)

Thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, đến nay, nhiều mô hình hỗ trợ người bán dâm trở lại với cuộc sống đã được triển khai ở nhiều địa phương. Những mô hình này đã giúp người bán dâm tìm cho mình một cuộc sống mới, đồng thời cũng cho thấy cách làm hết sức ý nghĩa nhân văn của Chương trình. Tại nhiều tỉnh, thành phố, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đưa nhiệm vụ phòng, chống mại dâm vào Nghị quyết và Kế hoạch, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống mại dâm.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống mại dâm thông qua huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng; các câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng tham gia công tác hỗ trợ xã hội, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm…Ông Lê Đức Quang, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh xã hội cùng bàn luận câu chuyện này.

Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng, cần triển khai đồng bộ các chính sách (21/12/2023)

Điều khiến dư luận quan tâm là sau nhiều lần tăng lương tối thiểu vùng nhưng chất lượng cuộc sống của người lao động chưa thực sự tăng lên đáng kể. Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng, cần triển khai đồng bộ các chính sách như thế nào để nâng chất lượng sống người lao động? Khách mời là ông Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Du lịch Tây Nguyên – Đánh thức bản sắc cộng đồng (21/12/2023)

Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt “Cánh đồng ánh sáng” ở Niu Yoóc, Mỹ đẹp huyền ảo và thơ mộng.
- “Du lịch Tây Nguyên – Đánh thức bản sắc cộng đồng”.

Giám sát chất lượng bữa ăn học đường: Siết lại thế nào cho minh bạch, hiệu quả? (20/12/2023)

Thay vì mỗi em được 1 gói mì tôm và 1 quả trứng, 11 học sinh một trường Phổ thông dân tộc bán trú ở Lào Cai đã phải chung nhau hai gói mì tôm pha loãng, ăn cùng với cơm. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xác minh rõ sự việc, đồng thời xử lý nghiêm tập thể và cá nhân liên quan nếu có vi phạm. Câu chuyện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi về đạo đức của một số thầy cô giáo và ban giám hiệu nhà trường. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong vụ bê bối này? Cần làm gì để không lặp lại những vụ việc tương tự? Nên có cơ chế giám sát ra sao để trẻ có bữa ăn tương xứng với số tiền được Nhà nước hỗ trợ và cha mẹ đóng góp?

Sinh viên TPHCM áp dụng công nghệ hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp xanh (20/12/2023)

Giám sát chất lượng bữa ăn học đường: Siết lại thế nào cho minh bạch, hiệu quả?
- Indonesia thực hiện “đêm không ô tô” đón Giáng sinh và năm mới
- Sinh viên TPHCM áp dụng công nghệ hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp xanh

Đa dạng hoá sân khấu biểu diễn nghệ thuật chèo trong đời sống đương đại (19/12/2023)

Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử: Thực trạng và giải pháp
- Ấn Độ sẽ đưa được người lên Mặt Trăng vào năm 2040
- Đa dạng hoá sân khấu biểu diễn nghệ thuật chèo trong đời sống đương đại

Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Giảm áp lực, tiết kiệm chi phí. (18/12/2023)

Chính phủ chính thức bãi bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ lại xét thăng hạng. Theo Nghị định số 85 sửa đổi một số điều về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức vừa được ban hành cuối tuần trước, viên chức sẽ không còn phải thi mà được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Quyết định bỏ thi thăng hạng viên chức ngay lập tức nhận được sự phản hồi tích cực của đội ngũ cán bộ công chức viên chức và các cơ quan quản lý. Nhiều ý kiến cho rằng, bỏ thi thăng hạng viên chức không chỉ giảm gánh nặng thi cử, tốn kém mà điều quan trọng hơn cả là còn tạo động lực cho cả hệ thống hành chính. Vấn đề còn lại là các Bộ chủ quản xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng ra sao để tránh tiêu cực, khó kiểm soát? Làm thế nào để cán bộ công chức viên chức có động lực cống hiến? Cùng bàn luận rõ hơn về nội dung này với khách mời là TS Nguyễn Thị Hường, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Khoa học hành chính của Học viện Hành chính quốc gia.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: