logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nam Định: Cộng đồng cùng chung tay bảo vệ rừng ngập mặn (30/10/2022)

Rừng ngập mặn giữ vai trò quan trọng và then chốt trong việc bảo vệ bờ biển, chống xói lở bờ biển, chống gió bão, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư ven biển. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn đã gây nên thiệt hại rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy quản lý và sử dụng rừng ngập mặn bền vững được xem là một trong nhiều giải pháp có tính bền vững. Trong đó, mô hình quản lý bền vững rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng cho vùng ven biển được đánh giá là mô hình phát triển sinh kế hợp lý về sinh thái nhưng vẫn đảm bảo quản lý rừng bền vững. Hay nói cách khác, quản lý rừng dựa vào cộng đồng là dựa vào những gì cộng đồng đã, đang và sẽ có và những hiểu biết của họ về tài nguyên môi trường khu vực quản lý, về tình trạng khai thác, sử dụng nguồn lợi, về tình hình kinh tế, xã hội, về văn hóa truyền thống và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng có thể là tham gia hình thức và tham gia thực sự, khi tham gia thực sự thì các bên sẽ được đảm bảo về quyền, có được tiếng nói trong các quyết định. Sự tham gia của cộng đồng sẽ phát huy tính tương trợ cộng đồng do nhận thức của người dân dần thay đổi sẽ giải quyết khắc phục được các mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân hay giữa chủ rừng và người dân. Đây cũng là hướng đi được áp dụng khá hiệu quả tại rừng ngập mặn ven biển thuộc vườn quốc gia Xuân Thuỷ, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định – Khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam

Mô hình hầm Biogas giúp người chăn nuôi bảo vệ môi trường. (26/10/2022)

Ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi luôn là một trong những vấn đề nan giải, nhất là ở các vùng nông thôn. Phân của các loài gia súc thường chứa nhiều nitơ, phốt pho, kim loại nặng… và các vi sinh vật gây hại. Nó không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất và nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, nhiều trang trại chăn nuôi đã áp dụng mô hình bể biogas để xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Giải pháp giảm thiểu và tái chế rác thải nhà bếp (25/10/2022)

Căn bếp của mỗi gia đình chính là nơi phát sinh lượng khá nhiều rác thải hàng ngày. Rác chưa qua xử lý không chỉ gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc tái chế hiệu quả rác thải nhà bếp sẽ góp phần không nhỏ vào việc giảm lượng chất thải ra môi trường. Mời quý vị cùng nghe phóng sự “Giải pháp giảm thiểu và tái chế rác thải nhà bếp”:

Làng Bát Tràng: Từ mịt mờ khói than đến gốm xanh (24/10/2022)

Bát Tràng (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) là làng cổ bên tả ngạn sông Hồng, nổi tiếng với nghề làm gốm. Trước năm 2000, các hộ dân tại đây đều sử dụng lò hộp đốt than để nung. Quá trình sản xuất này đã thải ra môi trường khoảng 130 tấn bụi/năm. Hàng ngày, có khoảng 2.000 tấn khí độc hại bủa vây cuộc sống con người nơi đây. Để khắc phục tình trạng này, hiện các hộ gia đình đã cải tiến, thay thế lò hộp bằng lò gas. Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này đã đánh dấu một bước ngoặt trong sản xuất gốm sứ của Bát Tràng, góp phần phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Bài viết của Thùy Khánh, phóng viên VOV

- Bắc Ninh: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải phóng mặt bằng đường vành đai IV (19/10/2022)

- Sửa đổi Luật đất đai 2013: Đảm bảo tái định cư cho người có đất bị thu hồi
- Trung Quốc: Nỗ lực “xanh hóa” ngành sản xuất xi-măng

Bảo tồn và Phát huy giá trị đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước (17/10/2022)

Các vùng vực đất ngập nước ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Chính vì vậy, việc bảo vệ các vùng đất ngập nước này chính là bảo vệ sự sống của con người. Hiểu được tầm quan trọng này, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước nói riêng và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái nói chung.

Bảo tồn các vùng đất ngập nước – Thông điệp từ các nhiếp ảnh gia (06/10/2022)

Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Khu vực đất ngập nước ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò to lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Các vùng đất ngập nước cũng là nguồn đề tài vô tận, nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước. Mỗi bức ảnh được ghi lại là một góc nhìn riêng về vẻ đẹp con người, nét đẹp văn hóa, phong cảnh đặc trưng của mỗi vùng đất ngập nước; là nơi để các tác giả gửi gắm niềm đam mê về nghệ thuật nhiếp ảnh và những cảm xúc dạt dào về tình yêu quê hương, đất nước…

Bảo tồn các vùng đất ngập nước – Thông điệp từ các nhiếp ảnh gia (06/10/2022)

Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Khu vực đất ngập nước ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò to lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Các vùng đất ngập nước cũng là nguồn đề tài vô tận, nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước. Mỗi bức ảnh được ghi lại là một góc nhìn riêng về vẻ đẹp con người, nét đẹp văn hóa, phong cảnh đặc trưng của mỗi vùng đất ngập nước; là nơi để các tác giả gửi gắm niềm đam mê về nghệ thuật nhiếp ảnh và những cảm xúc dạt dào về tình yêu quê hương, đất nước…

Bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 – 2030 (29/09/2022)

Các vùng đất ngập nước phải được bảo tồn, sử dụng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và tuân thủ các nghĩa vụ thành viên tại các Công ước quốc tế. Đây là mục tiêu của Chỉ thị số 1975 của Thủ tướng Chính phủ tại “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030”.

Bảo vệ đa dạng sinh học ở các khu đất ngập nước nhìn từ câu chuyện ở VQG Cát Tiên (25/09/2022)

Chúng tôi đến vườn quốc gia Cát Tiên đúng vào thời điểm mùa khô đang diễn ra gay gắt nhất. Vườn quốc gia Cát Tiên có diện tích gần 72.000 héc ta nằm trên địa bàn các huyện Cát Tiên và Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và Tân Phú và Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Vườn được bảo tồn và chia thành 2 khu vực là Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc, phía Bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn.

Khánh Hòa: Giải pháp nào bảo vệ rạn san hô đảo Hòn Mun? (14/09/2022)

- Người dân đảo Bình Hưng, TP.Cam Ranh nỗ lực bảo vệ môi trường, rạn san hô
- Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu quốc hội khóa XV, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục biển, hải đảo Việt Nam
- Phương pháp mới để bảo vệ các rạn san hô khỏi hiện tượng tẩy trắng

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các vùng đất ngập nước (10/09/2022)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phát triển du lịch giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo tồn hiệu quả các vùng đất ngập nước. Tại các nước đang phát triển, các vùng đất ngập nước đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sinh kế và an ninh lương thực cho hàng triệu người. Chính vì thế, việc phát triển du lịch bền vững tại các khu vực đất ngập nước được xem là một trong những giải pháp khả thi để giảm thiểu đói nghèo và bảo tồn vùng đất ngập nước.

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả khu Ramsar Ba Bể (07/09/2022)

Tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn – Nơi có hồ Ba Bể được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới, việc phát triển du lịch gắn với bảo vệ thiên nhiên được người dân và chính quyền địa phương rất quan tâm. Nhờ giữ gìn và bảo vệ tốt cảnh quan thiên nhiên mà vùng đất ngập nước Ba Bể ngày càng được nhiều du khách biết đến.

Tây Ban Nha nỗ lực quá trình chuyển đổi xanh nhằm trở thành cường quốc năng lượng châu Âu (07/09/2022)

Tây Ban Nha đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược chuyển đổi xanh trong bối cảnh vấn đề an ninh năng lượng của châu Âu đang gặp rất nhiều thách thức. Mới đây, nước này tiếp tục sở hữu thêm 1 công viên năng lượng Mặt trời, nâng tổng số công viên năng lượng Mặt trời và gió của nước này lên con số 7. Cùng với việc có mối quan hệ kinh tế lâu dài với khu vực Trung Đông - Bắc Phi, Tây Ban Nha hiện đang thu hút sự chú ý và được dự báo có thể trở thành cường quốc về cung cấp năng lượng cho lục địa già.

Sửa đổi Luật đất đai 2013: Khơi thông nguồn lực đất đai phục vụ phát triển (31/08/2022)

- Hải Phòng: Bài học từ lòng dân từ công tác giải phóng mặt bằng
- Venezuela: dùng nhựa tái chế tạo ra những bức tranh trên tường trang hoàng thủ đô

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: