logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Lan toả tinh thần Nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế biển (13/8/2023)

Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng phối hợp tổ chức vào tối qua (12/8), tại Quân cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Chương trình được tổ chức để nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo; đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36 ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Việc kết hợp hài hoà giữa các vấn đề về thời sự, chính luận với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, sân khấu hoành tráng… đã góp phần tạo nên sự thành công của chương trình.

Mạnh giàu từ biển quê hương: Tăng cường thông tin biển đảo tới ngư dân (12/8/2023)

Mỗi ngày có hơn 10.000 tàu cá và hàng nghìn ngư dân hoạt động, khai thác trên các vùng biển của Tổ quốc. Việc tăng cường hệ thống thông tin liên lạc cho ngư dân được các cấp ban ngành, địa phương và doanh nghiệp không ngừng xây dựng và củng cố. Những cánh sóng được lan tỏa, giúp hành trình giong buồm ra khơi của ngư dân an toàn, không chỉ giúp đánh bắt cá tôm đầy khoang mà còn góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong tiết mục hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe phóng sự: “Tăng cường thông tin biển đảo tới ngư dân” của nhóm PV Đài TNVN.

Cảnh sát biển Việt Nam vì vùng biển thịnh vượng, an ninh, an toàn (11/8/2023)

Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước.Nghị quyết 36 còn thể hiện quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta về phát triển kinh tế biển phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh và khẳng định vai trò nòng cốt của các lực lượng như Hải quân, Phòng không, không quân, Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng, kết hợp cùng lực lượng các quân khu ven biển, dân quân tự vệ biển. Luật Cảnh sát biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển trưởng thành của lực lượng Cảnh sát biển, đồng thời là cơ sở pháp lý vững chắc để lực lượng Cảnh sát biển thực hiện vai trò nòng cốt thực thi pháp quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn trên các vùng biển của Tổ quốc. 25 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với thực thi Luật Cảnh sát biển, Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định là lực lượng nòng cốt trong thực thi pháp luật, đảm bảo an toàn an ninh, vì vùng biển thịnh vượng. Cùng với đó góp phần phát triển kinh tế biển bền vững, hiện đại, khai thác đúng tiềm năng, thế mạnh của quốc gia biển.

4 chữ an và sứ mệnh của Petrovietnam (11/8/2023)

Trong chuyến thăm Liên Xô ngày 23/7/1959, khi tới thăm khu công nghiệp dầu khí ở Bacu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Azerbaijan: “Tôi nghĩ Việt Nam chúng tôi có biển, nhất định sẽ có dầu, nhưng đang chiến tranh, chưa làm được. Tôi hy vọng và tin tưởng rằng, sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu, khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Bacu”. Khát vọng Việt Nam có một ngành công nghiệp dầu khí mạnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đã trở thành khát vọng, niềm tin và mục tiêu phấn đấu của biết bao thế hệ “những người đi tìm lửa”.

PetroVietNam đón sóng dịch chuyển năng lượng (10/8/2023)

Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách 10 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua PetroVietNam đã tích cực nghiên cứu và chuẩn bị các bước để phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi bên cạnh hoạt động khai thác dầu khí truyền thống.

Khát vọng xây dựng quốc gia giàu từ biển (9/8/2023)

Ngày 12/8 tới đây, du khách và người dân ở Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng như khán thính giả trong cả nước sẽ được thưởng thức chương trình chính luận nghệ thuật mang tầm quốc gia “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Đến thời điểm này, chương trình đang gấp rút triển khai những khâu cuối cùng để gửi tới công chúng nhiều cung bậc cảm xúc, hứa hẹn mở ra một không gian biển đặc biệt - nơi gặp gỡ, giao lưu của những người con yêu biển, cùng khát vọng vươn khơi bám biển và góp phần xây dựng quốc gia mạnh giàu từ biển. Phóng viên Kim Thanh có bài viết “Mạnh giàu từ biển quê hương-Khát vọng xây dựng quốc gia giàu từ biển”.

Kinh tế hàng hải: Đột phá để mạnh giàu từ biển (8/8/2023)

Đến năm 2030, Việt Nam phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển. Trong đó, Kinh tế hàng hải đứng thứ 2 theo thứ tự ưu tiên, sau nhóm ngành Du lịch và dịch vụ biển, trước nhóm ngành Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác… Đây là mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…Thực tiễn cho thấy, hệ thống cảng biển và logistics Việt Nam đã và đang góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước...

Mạnh giàu từ biển quê hương: Du lịch biển xanh cất cánh (7/8/2023)

Xếp thứ 27 trong 156 quốc gia có biển trên thế giới, Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch biển đảo. Đặc điểm địa chất, địa mạo độc đáo đã kiến tạo nhiều bãi tắm, vịnh quyến rũ nhất hành tinh. Bản sắc văn hóa đặc sắc từ ngàn đời được gìn giữ, thổi hồn vào cảnh quan biển cả tươi đẹp, càng làm tăng thêm giá trị du lịch cho biển đảo Việt Nam. Bên cạnh đó, Chiến lược phát triền bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định phát triển du lịch biển, đảo là một trong những lĩnh vực góp phần hình thành các khu kinh tế biển trọng điểm trên cả nước.

Mạnh giàu từ biển quê hương: Thay đổi tư duy và hành động để phát triển kinh tế biển xanh (6/8/2023)

Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững (5/8/2023)

Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biển cho những mẻ cá đầy khoang, những bãi tắm cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh, những nguồn năng lượng dồi dào, và là con đường hàng hải kết nối Việt Nam với thế giới…
Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững là điều cấp thiết. Bởi đời sống kinh tế, văn hóa của người dân gắn liền với biển. Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc.

Cùng ngư dân vươn khơi bám biển (04/8/2023)

Phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó ngành nuôi trồng và khai thác hải sản là một trong những nội dung trọng điểm. Rất nhiều chính sách hỗ trợ, nhiều biện pháp cụ thể đã được triển khai từ Trung ương đến địa phương vì một nghề cá phát triển bền vững, đúng pháp luật. Đồng hành cùng mỗi chuyến ra khơi giữa bao la sóng nước là sự quan tâm và hỗ trợ của đất liền.

Mạnh giàu từ biển quê hương: Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh (3/8/2023)

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia.
Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.

Kinh tế hàng hải đột phá để mạnh giàu từ biển (02/8/2023)

Đến năm 2030, Việt Nam phát triển đột phá về các ngành kinh tế biển, trong đó, kinh tế hàng hải đứng thứ 2 theo thứ tự ưu tiên, sau nhóm ngành Du lịch và dịch vụ biển, trước nhóm ngành Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác… Đây là mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về chiến lược phát triển kinh tế biển VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Thực tiễn cho thấy, hệ thống cảng biển và logistics Việt Nam đã và đang góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước... Việt Nam có 3 cảng biển lọt top 100 cảng biển có sản lượng thông quan cao nhất thế giới..

“Ước mơ chinh phục lòng biển” (1/8/2023)

Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ cao cả này, lực lượng hải quân ngày càng được rèn luyện tinh nhuệ và trang bị các thiết bị vũ khí hiện đại, ngang tầm thế giới. Trong đó, lực lượng tàu ngầm đã được thành lập hơn 12 năm qua, với lớp tàu Kilo 636 hiện đại, hoạt động bí mật cao, có khả năng tác chiến hiệp đồng và độc lập tác chiến, đủ sức răn đe và mối đe dọa lớn đối với các tàu ngầm, tàu mặt nước của đối phương trong tác chiến. Các cán bộ chiến sĩ trong lực lượng tàu ngầm được rèn luyện cả bản lĩnh chính trị và chuyên môn kỹ thuật cao để làm chủ những con tàu hiện đại chinh phục lòng biển, sẵn sàng tham gia các phương án tác chiến cao nhất; kịp thời đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc biển đảo trong tình hình mới. Trong chuyên mục “Mạnh giàu từ biển quê hương” hôm nay, phóng sự về nội dung này với nhan đề: “Ước mơ chinh phục lòng biển”.

Mạnh giàu từ biển quê hương: Giong buồm ra biển (31/7/2023)

Biển đảo là không gian sinh tồn, gắn bó với người dân Việt Nam như máu thịt, hình thành tập quán sinh hoạt và văn hoá biển đa dạng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Bao đời nay, những ngư dân can trường bám biển, vừa để mưu sinh, phát triển kinh tế vừa góp phần giữ vững mảnh đất thiêng liêng, một phần máu thịt của Tổ quốc ngoài khơi xa. Những con tàu đánh cá của ngư dân ngày ngày giong buồm ra biển, mang về khoang nặng cá đầy, mang về những sản vật quý báu mà biển cả ban tặng. Trong tiết mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay, nhóm PV Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện phóng sự “Giong buồm ra biển” .

Nghị quyết 36/NQ-TW mở ra tầm vóc Việt Nam từ biển: Đột phá nhận thức – hành động (30/7/2023)

Từ buổi bình minh của dân tộc cho đến nay, người Việt luôn gắn bó máu thịt với biển, để cho đến hôm nay biết bao thế hệ nối tiếp nhau như một lẽ tự nhiên gắn cuộc đời với biển, chinh phục biển, mưu sinh từ biển. Bờ biển Việt Nam mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Kinh tế biển nắm giữ tiềm năng vô cùng lớn trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới. Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia biển để Việt Nam “MẠNH VỀ BIỂN –GIÀU TỪ BIỂN”. Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và 5 năm thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Năm đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: