- Cần gỡ nút thắt cơ giới hóa, thay đổi tư duy làm nông nghiệp.
- Một số tư vấn về kỹ thuật trồng xoài cho năng suất cao.
- ĐBSCL – Sản xuất cây ăn trái thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Đến với cao nguyên Mộc Châu, Sơn La – Miền quê của những trải nghiệm thú vị.
- Gạc Ma - những câu chuyện kể.
- Âu tàu đảo Song Tử Tây, khu hậu cần nghề cá lớn ở vùng biển Trường Sa.
- Lớp học nơi đảo xa, bài viết của phóng viên Vinh Quang cơ quan thường trú TPHCM.
- Khắc phục tình trạng Giải ngân đầu tư công chậm.
- Giải pháp ứng phó với dịch bệnh của ngành hàng không.
- Nguy cơ vỡ quy hoạch đô thị nếu cho xây dựng căn hộ 25m2.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một loạt ngân hàng đã công bố các gói tín dụng ưu đãi với qui mô hàng chục nghìn tỉ đồng để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.
- Tiêu chuẩn hóa, công nhận thêm ít nhất 1.200 sản phẩm OCOP năm nay.
- Tìm giải pháp hiệu quả trong bảo tồn biển.
- Thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi.
- Gỡ khó cho doanh nghiệp dệt may, da giày thời dịch bệnh.
- Hiệp định EVFTA cơ hội tốt cho ngành nông nghiệp phát triển.
- Thị trường hàng hóa ổn định, sức mua không có biến động lớn.
- Vượt qua khủng hoảng: quan trọng vẫn là nội lực và khả năng liên kết nội ngành.
- Nghịch lý nhà tái định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Café Doanh nhân: Trò chuyện với doanh nhân Lê Viết Hải – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình về khát vọng “Đưa xây dựng Việt Nam trở thành số Một”.
- Những kiến thức bảo đảm an toàn cho tàu thuyền khi vươn khơi.
- Nỗ lực của lực lượng chức năng và các địa phương, ngư dân trong việc gỡ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam.
Làm khoa học đã khó, phụ nữ làm khoa học lại càng khó hơn, và chắc chắn rồi-khởi nghiệp từ những đề tài nghiên cứu khoa học chưa bao giờ là dễ dàng. Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu và gặp gỡ với 1 dự án - Nuôi khát vọng khởi nghiệp từ đề tài nghiên cứu khoa học.
Nhắc đến ĐBSCL chắc hẳn không ít người sẽ liên tưởng ngay đến những cánh đồng lúa xanh mướt bạt ngàn, những vườn cây trĩu quả quanh năm, những dòng kênh hiền hòa uốn lượn bao quanh vùng đất phù sa màu mỡ. Nhưng nếu có dịp đến với ĐBSCL thời điểm này, chúng ta sẽ có thêm những hình dung khác về một vùng đất đang “oằn mình” chống chọi với hạn mặn lịch sử. Ở đó những cánh đồng cháy khô, cây trái héo rũ vì hạn mặn và người dân phải chắt chiu từng giọt nước ngọt sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
ĐBSCL - vùng đất là nơi sinh sống của 20 triệu người dân Việt Nam, khu vực cung cấp một nửa sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 1/3 GDP của cả nước đang đứng trước những thách thức lớn vô cùng to lớn của biến đổi khí hậu. Ước tính, nước biển dâng, hạn mặn gay gắt; sạt lở bờ sông, bờ biển đã cướp đi của người dân vùng đất “chín rồng” hàng trăm ha đất canh tác cùng thiệt hại kinh tế ước tính gần 8000 tỷ đồng mỗi năm. Theo các kịch bản được công bố bởi Bộ Tài nguyên và môi trường, đến cuối thế kỷ 21 sẽ có khoảng 40% diện tích của ĐBSCL sẽ bị ngập mặn, đây là nguy cơ hiện hữu cho việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sự phát triển bền vững của khu vực được xem là vựa lúa, vựa thủy sản và trái cây lớn nhất cả nước.
Biến đổi khí hậu không còn là những dự đoán mà đang diễn ra với tốc độ nhanh, tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất ở khu vực ĐBSCL, khiến không ít thói quen, tập quán của người dân buộc phải thay đổi. Trong sản xuất, cách làm cũ không ứng phó được với biến đổi khí hậu cũng buộc phải “xoay chuyển”.
Chủ động thích ứng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng nước hợp lý, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên cũng chính là nguyên lý cốt lõi của các mô hình canh tác “thuận thiên”. Sự thay đổi này không chỉ là tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp mà còn được xem là giải pháp “sống còn” đối với vùng đất “chín rồng” trước những thách thức vô cùng to lớn của Biến đổi khí hậu.
- Triển khai Luật chăn nuôi và những điểm nghẽn cần khắc phục.
- Hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
- Sản xuất cà phê ở Kon Tum phải thích ứng được với biến đổi khí hậu.
- Phỏng vấn Thượng tá Đinh Thế Sơn, Chính ủy Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân về nhiệm vụ vận tải, chi viện, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Phú Yên: Quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng trên biển bền vững.
- Đà Nẵng: Nghiệp đoàn nghề cá Nại Hiên Đông hỗ trợ ngư dân vươn khơi.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Hợp tác xã nông nghiệp.
- Ở nơi chưa từng xảy ra cháy rừng.
- Phát triển sản phẩm sắn dây ở Nam Đàn - Nghệ An.
Trong những ngày đầu tháng 3 này, vai trò của phụ nữ, nhất là các nữ doanh nhân trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội được nhiều diễn đàn nhắc tới. Với vị thế ngày càng được khẳng định trên thương trường, thì vai trò của phụ nữ lãnh đạo trong các doanh nghiệp cũng ngày một được khẳng định, chiếm khoảng 29% vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, là con số đáng mừng. Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Thị Thanh Tú, Chủ nhiệm Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trao đổi về chủ đề: “Tăng quyền năng cho phụ nữ trong quản trị doanh nghiệp”.