- Kiến thức đi biển khi có gió mùa cho ngư dân
- Thắp sáng Trường Sa bằng nguồn năng lượng sạch
- Trung đoàn 152 0 - đảo Thổ Châu sẵn sàng bảo vệ biển đảo Tổ Quốc
- Phát triển nghề khai thác thủy sản bền vững ở Bình Định
- Bình yên cuộc sống tại xã đảo Quan Lạn (Quảng Ninh)
- Tăng “chất” cho xuất khẩu bền vững hơn.
- Phỏng vấn ông Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel, nội dung: "Kỳ vọng kinh tế 2022 cùng sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số"
- Sơn La: Kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản
- Thu nhập cao từ nông nghiệp hữu cơ
- Đẩy mạnh chuyển đổi số công tác khuyến nông
- Nông dân Nam Định xuống đồng sản xuất vụ Xuân
- Bắc Ninh đảm bảo đủ nước cho sản xuất
- Những người thức cho rừng ngủ yên
- Hà Nội: Bứt phá trong xây dựng nông thôn mới
- Ngành sản xuất rau quả - thách thức trong năm 2022
Niềm tin và triển vọng phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022.
- Doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị tâm thế để bứt phá.
- Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp dệt may tăng tốc sản xuất đầu năm.
Khi những ngày tấp nập dịp cuối năm qua đi, giữa làn hơi lạnh giá của mùa đông còn vương vấn, khi xuân đã ùa về, chúng ta lại có dịp chiêm nghiệm về một năm cũ đã qua. Với phần đông những nông dân sống bám vào đồng ruộng - năm Tân Sửu 2021 là một năm đầy biến động với biết bao thử thách. Nhìn lại 1 năm, dịch Covid-19 đã gây ra những biến cố chưa từng có. Tuy nhiên, nhờ những giải pháp thích ứng linh hoạt trước những thách thức mới, ngành Nông nghiệp đã đạt được kết quả tăng trưởng dương rất đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Đó cũng là động lực để ngành kinh tế này tiếp tục vươn lên, để lộc biếc của thành công đâm chồi sum xuê trong năm mới. “Thích ứng để vươn lên” là thông điệp chúng tôi gửi tới quý vị và bà con trong chương trình Mùa vàng mùng 4, mùng 5 Tết Nhâm Dần.
Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, tạo được uy tín đối với cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng với sự đầu tư bài bản cho thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam càng khẳng định được vị thế.
Nhìn lại một năm đi qua với nhiều biến động của cơn bão mang tên COVID đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu của Việt nam, cũng như đời sống của nhân dân bị xáo trộn. Nhưng vượt qua nhiều khó khăn, nền kinh tế của nước ta đang phát đi những tín hiệu lạc quan, tiếp thêm cho chúng ta nhiều niềm tin và hy vọng về một Việt nam phục hồi và phát triển. Năm ngoái, dù tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 2,58%, nhưng nhiều chỉ tiêu quan trọng vẫn giữ được phong độ, cho thấy sự điều hành và những quyết sách của Chính phủ, những cải cách môi trường đầu tư kinh doanh đã phát huy hiệu quả.
Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế cuối năm Tân Sửu, mời quí vị và các bạn cùng chúng tôi nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân vượt khó ra sao, những bài học kinh nghiệm gì được rút ra, những tiền đề phục hồi và phát triển nền kinh tế “hậu” dịch.
Tết là mùa của trời đất giao hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở. Tết là khoảng thời gian thư thả, ai cũng cần có thời gian để vui chơi, giải trí, tái tạo lại sức lao động; cũng chính là xốc lại tinh thần với bà con sau 1 năm làm việc vất vả trong điều kiện vừa lao động vừa phòng chống dịch Covid 19 như năm 2021. Trong những giây phút thư giãn quý báu đầu năm mới này, chúng tôi sẽ chuyển tới cho bà con và các bạn tiếng reo vui của những cánh đồng, sự phấn chấn của lòng người trước những cơ hội mới, vận hội mới. Hãy cùng chúng tôi lắng nghe bản giao hưởng của “Cánh đồng sang xuân”.
Là quốc gia có dải bờ biển dài, trải dọc theo hướng Bắc-Nam, biển rộng, biển nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng vào bậc nhất trên thế giới. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Năm 2021 qua đi với vô vàn khó khăn của dịch bệnh Covid-19 khiến các ngành nghề của đất nước bị ảnh hưởng không nhỏ, trong đó có những ngành kinh tế biển như du lịch, thủy sản, cảng biển…
Mùa Xuân mới đã về trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc, từ các làng quê, bản làng, đến nơi biên giới hải đảo xa xôi. Đón chào năm mới 2022 chúng ta hy vọng sẽ có những thời cơ, vận hội mới cho đất nước, tin tưởng và kỳ vọng một năm mưa thuận gió hòa để đất nước vững vàng tiến ra biển lớn, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, có trách nhiệm.
“Vươn ra biển lớn” là chủ đề của chương trình Biển đảo Việt Nam chào năm mới Nhâm Dần. Đồng hành trong 25 phút của chương trình hôm nay là PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Nghiên cứu viên cao cấp về biển, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa 15.
- Sóc Trăng: Khởi sắc vùng đồng bào Khmer
- Thái Nguyên phát triển chăn nuôi trang trại những vấn đề đặt ra
- Chuyện “tăng cơ, giảm mỡ” cho cá ở lòng hồ thủy điện Sơn La
- Mời quý vị và các bạn cùng cảm nhận không khí xuân ấm tình quân dân trên vùng biển, đảo Tây Nam.
-Xuân đến sớm trên tàu CSB 4031
- Quyết liệt đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu gian lận thương mại tuyến biển dịp Tết Nguyên đán
- Thị trường TPDN: tiềm năng lớn - rủi ro không nhỏ.
- Lưu ý doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia thị trường TPDN.
- Giải pháp chính sách trên thị trường TPDN thời gian tới.