logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Khởi nghiệp công nghệ lĩnh vực bất động sản, xây dựng và công nghiệp- startup Việt đón đầu xu thế (10/07/2021)

- Thời gian qua, hẳn nhiều người đã khá quen thuộc với khái niệm FinTech- công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thế còn PropTech thì sao?- hẳn không ít người sẽ không biết về khái niệm này.
- PropTech (property technology) là việc sử dụng công nghệ thông tin để giúp các cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, giao dịch mua-bán, thuê-cho thuê và quản lý bất động sản. Tương tự như cách FinTech tập trung vào việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, thì PropTech dùng các công nghệ mới như IoT, bigdata, blockchain… để giải quyết các nhu cầu của ngành bất động sản.
- Nắm bắt xu thế công nghệ mới, tại Việt Nam, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bất động sản đã ra đời và mang đến nhiều sản phẩm mới, làm thay đổi cách thức hoạt động của những mô hình truyền thống. Và startup XIXO- Hệ sinh thái cho ngành xây dựng và bất động sản là một trong số đó.

Phát triển các tổ chức trung gian để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ (03/07/2021)

- Có tới 95% công nghệ được giao dịch-chuyển giao trực tiếp giữa bên cung và bên cầu công nghệ, và chỉ có 5% được thực hiện qua các sàn công nghệ/các tổ chức trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ. “Phát triển các tổ chức trung gian để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ” – nội dung này sẽ là điểm nhấn của chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- Thông tin về việc các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu xây dựng thành công quy trình tổng hợp thuốc điều trị COVID-19, mở ra cơ hội tự chủ về nguồn nguyên liệu thuốc điều trị sẽ được chuyển tới quý thính giả ở phần sau của chương trình.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và blockchain trong phòng chống dịch và phục hồi sau dịch. (26/06/2021)

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong các camera giám sát nhận diện người nghi nhiễm, theo dõi giám sát người trong các khu cách ly-điều trị COVID-19… Ứng dụng công nghệ chuỗi khối blockchain để giám sát triển khai hộ chiếu vắc xin… Trí tuệ nhân tạo AI và blockchain đã và đang phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, các công nghệ này còn giúp doanh nghiệp sớm phục hồi sau đại dịch. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và blockchain trong phòng chống dịch và phục hồi sau dịch” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

Tấn công mạng có chủ đích, mất an toàn thông tin tại Việt Nam: chưa bao giờ hết “nóng” (19/06/2021)

- Cùng với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, các lỗ hổng bảo mật gây mất an toàn gia tăng với tốc độ khoảng 300% mỗi năm. Mỗi giây trên không gian mạng có hơn 100 cuộc tấn công mạng và hơn 30 mã độc mới được tạo ra. Với tần suất và mức độ tấn công mạng như hiện nay, rõ ràng, công tác bảo đảm an toàn thông tin cần đi trước một bước. “Tấn công mạng có chủ đích, mất an toàn thông tin tại Việt Nam- chưa bao giờ hết nóng” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

Tìm “đầu ra” cho nông sản Việt nhờ đổi mới sáng tạo (12/06/2021)

- Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay, lần đầu tiên, nông sản Việt Nam được đưa lên sàn thương mại điện tử, đến với các tỉnh thành trong cả nước.
- Chưa dừng lại ở đó, trước đó, nhiều hoạt động đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu cho nông sản Việt tại các thị trường tiềm năng xuất khẩu đã được triển khai, trở thành tấm giấy thông hành quan trọng để nông sản Việt ra nước ngoài.
- “Tìm “đầu ra” cho nông sản Việt nhờ đổi mới sáng tạo” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

Đẩy mạnh triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin để hỗ trợ phòng, chống COVID-19 (05/06/2021)

- Để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19, mọi nguồn lực của xã hội đã được huy động triển khai, trong đó không thể không nhắc tới các nền tảng công nghệ thông tin đã được ứng dụng và trở thành giải pháp hữu hiệu góp phần phòng chống dịch bệnh. Tuy vậy, trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, thì việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ trong khai báo y tế, truy vết… được nhận định là việc làm “bắt buộc” và là một trong những mũi nhọn trong chiến lược phòng chống COVID-19 ở Việt Nam. Đây cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.

Mobile Money - Hình mẫu triển khai Khung pháp lý thử nghiệm Sandbox (29/05/2021)

Mobile money là dịch vụ tài chính có thể sử dụng tiền trong tài khoản viễn thông, để thanh toán rất nhiều dịch vụ như thanh toán hoá đơn, chuyển tiền giữa các số điện thoại di động, kể cả khi người sử dụng không dùng điện thoại thông minh. Khi Mobile Money được triển khai, thì sẽ có thêm giải thanh toán không tiền mặt, tiện lợi và nhanh chóng.

Việt Nam làm chủ hệ thống robot phục vụ trong các khu cách ly và điều trị COVID-19 (22/05/2021)

- Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, để đề phòng các kịch bản xấu hơn, Việt Nam cần có sớm các giải pháp hỗ trợ phòng và điều trị bệnh. Trong đó, như khẳng định của các chuyên gia, Việt Nam cần nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng robot hỗ trợ các y bác sỹ trong các khu cách ly và điều trị, nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm chéo.
- Sau một thời gian tích cực nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ và chế tạo thành công hệ thống robot thông minh, giúp thay thế các nhân viên y tế, phục vụ trong các khu vực cách ly và điều trị COVID-19. Hệ thống robot này của Việt Nam có gì đặc biệt? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.

“Bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài- doanh nghiệp liệu có thờ ơ?” (15/05/2021)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, tuy nhiên, nhận thức của các doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền SHTT của mình ở các thị trường tiềm năng còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Câu chuyện thương hiệu ST25 của Việt Nam có nguy cơ bị mất tại thị trường Mỹ và Úc những ngày qua, hay như trước đó, rất nhiều bài học mất thương hiệu của cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre… đã thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết phải bảo hộ quyền SHTT tại thị trường nước ngoài. “Bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài- doanh nghiệp liệu có thờ ơ?” cũng là nội dung chính được chúng tôi đề cập trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.

Cảnh giác trước các ứng dụng lừa đảo - Những chiêu trò "cướp trắng" tiền bạc và đánh cắp dữ liệu cá nhân (08/05/2021)

Lừa đảo từ các ứng dụng đang trở thành hiểm họa khiến nhiều người không chỉ mất thông tin cá nhân, thậm chí còn bị lừa mất tiền. Do đó, người tham gia cần hết sức cân nhắc khi đầu tư thời gian, công sức hay tiền bạc vào bất cứ loại tiền ảo nào cũng như trên bất cứ ứng dụng nào. Chưa kể, thời gian gần đây, hàng loạt ứng dụng "bỗng nhiên biến mất" khiến nhiều người chơi ngỡ ngàng, bởi không chỉ mất hết tiền đầu tư vào các ứng dụng này, mà ngay cả những người mời gọi, lôi kéo họ cùng chơi cũng mất tiền hoặc không tìm được đơn vị chủ quản của ứng dụng. Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là "cướp trắng" tiền bạc của người chơi?

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia- Lực đẩy cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh (01/05/2021)

- Thưa quý vị! Xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, thì một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam, đó là sự chủ động thực hiện các giải pháp trong việc đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- “Áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn- Lực đẩy cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh” cũng là nội dung chính được chúng tôi đề cập trong Kết nối công nghệ tuần này.

Tin nhắn rác và cuộc gọi rác dường như tinh vi hơn? (24/04/2021)

Khoảng 29,5 triệu cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đã được hệ thống kỹ thuật của 5 nhà mạng viễn thông ngăn chặn trong vòng 9 tháng qua. Đây là số liệu báo cáo vừa được Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, các nhà mạng đã chặn hơn 8,5 triệu cuộc gọi lừa đảo. Tuy nhiên, cuộc gọi rác, tin nhắn rác dường như đang chuyển sang một chiều hướng làm phiền mới, mà gây ra không ít hậu quả, thậm chí có người bị chiếm đoạt tiền. Vì sao lại có nhiều tin nhắn rao vặt, cuộc gọi quảng cáo nhằm thẳng vào nhu cầu, sở thích cá nhân của người sử dụng? Đâu là nguyên nhân và giải pháp xử lý vấn đề này?

“Bảo hộ chỉ dẫn địa lý – khó nhưng vẫn phải làm” (17/04/2021)

- Thưa quý vị! Trong những chương trình gần đây chúng tôi đã đề cập tới việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam.
- Tuy vậy, không phải doanh nghiệp, tổ chức, địa phương nào cũng nhận thức được điều này, khiến cho công tác đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ-chỉ dẫn địa lý phải đối mặt với nhiều thách thức. Rồi thậm chí, khi đã đăng ký bảo hộ được chỉ dẫn địa lý rồi, nhưng có bảo vệ và phát huy được hiệu quả của loại tài sản trí tuệ này hay không lại là câu hỏi cần được đặt ra. “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý- khó nhưng vẫn phải làm” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo - Những thách thức cho an ninh mạng (10/04/2021)

Chỉ cần một chương trình thu thập dữ liệu ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thì kho dữ liệu dường như vô tận lại trở thành “miếng mồi béo bở” cho tội phạm mạng. Chưa kể, dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nhiều công nghệ mới đột phá và đang phát triển vượt bậc sẽ giúp cho trí tuệ nhân tạo càng thông minh hơn, nên đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài- khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam, nhìn từ câu chuyện vải thiều Lục Ngạn (03/04/2021)

- Thưa quý vị! Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam gắn với chỉ dẫn địa lý (nhất là bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài) đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam.
- Vừa mới đây thôi, lần đầu tiên quả vải thiều Lục Ngạn (của tỉnh Bắc Giang) đã chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đây được coi là giấy thông hành có ý nghĩa quan trọng cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn vào thị trường Nhật Bản- một trong những thị trường khó tính nhất hiện nay. Và sự kiện này cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác. “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài- khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: