Hồi tháng 9 năm ngoái, Thủ đô London của Anh đã vượt qua New York, Mỹ để trở thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, đồng thời là trung tâm tài chính của châu Âu. Thế nhưng, chưa đầy một năm sau, việc người dân Anh lựa chọn phương án đưa nước này ra khỏi Liên minh châu Âu, London đang đối diện với khả năng đánh mất vị trí này. Dù quá trình “ly hôn” giữa Anh và EU còn phải chờ chính Anh kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon – nghĩa là Anh nộp đơn xin ra khỏi EU, nhưng ngay từ thời điểm này, cuộc chạy đua giành vị trí trung tâm tài chính châu Âu từ tay London đã được khởi động. Vậy đâu là những ứng viên sáng giá trong cuộc đua này, và liệu London có dễ dàng từ bỏ?
Tuần này, dư luận quốc tế tập trung vào sự kiện mang tính lịch sử diễn ra tại nước Anh vào ngày 23/6 tới đây. Đó là cuộc trưng cầu ý dân cho việc đi hay ở Liên minh Châu Âu của nước này. Nước Anh và cuộc trưng cầu ý dân càng được chú ý hơn khi cho đến nay, tỷ lệ cử tri nước này vẫn đang ở ngã ba đường, phản ánh sự chia rẽ trong cả xã hội và chính trường Anh. Tại sao mối quan hệ Anh - Liên minh Châu Âu lại rơi vào tình cảnh hiện nay? Đâu là kịch bản cho mối quan hệ này?
Một thống kê mới nhất được tổ chức IHS Global công bố mới đây cho thấy tổng giá trị giao dịch của thị trường vũ khí toàn cầu năm 2015 đã vượt qua mốc 65 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2014 và là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong một thập kỷ qua. Tăng trưởng về chi tiêu quốc phòng cũng không khiến thế giới an tâm hơn, ngược lại người ta càng lo sợ về những tính toán sai lầm, hay nguy cơ chạy đua vũ trang mới sẽ xuất hiện.
Chuyến thăm châu Á trong tuần này là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng lớn cuối cùng trước khi kết thúc hai nhiệm kỳ của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Đây cũng là thông điệp về chính sách nhất quán “xoay trục châu Á” của ông giữa sự nổi lên của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông và hiệp định TPP. Vậy điểm nổi bật trong chuyến công du này của Tổng thống Hoa Kỳ, đặc biệt là vai trò của Việt Nam trong chính sách “xoay trục” của Mỹ là gì?