Sau khi điều trị khỏi bệnh cho gần hai trăm bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 chỉ còn gần 40 bệnh nhân. Ba phòng cấp cứu của bệnh viện đã được tắt đèn, đóng cửa nhiều ngày nay. Sự vắng lặng của bệnh viện đang tạo niềm vui, niềm hy vọng cho các y bác sỹ khi có những người đến ngày hôm nay sẽ hết cách ly và và sẽ được luân phiên trở về với gia đình vào dịp lễ 30/4 và 1/5. Phóng viên Thúy Ngà, Ái Kiều đã tới trực tiếp bệnh viện ghi nhận những thay đổi tại bệnh viện, những thay đổi tích cực, những thay đổi được mong chờ.
Tại thành phố Hồ Chí Minh lại vừa phát hiện trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2. Như vậy đến nay ở nước ta đã có tới 10 người tái dương tính, sau khi đã được công bố khỏi bệnh COVID 19. Phóng viên Văn Hải thông tin:
62% người Việt Nam cho rằng, Chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 phù hợp. Đây là tỉ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh của Chính phủ cao nhất thế giới. Kết quả do một tổ chức có trụ sở tại Đức công bố này khiến không ít người dân nước ta xúc động và tự hào, khi nhìn lại chặng đường chống dịch đầy cam go, thử thách vừa qua.
Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tới mọi mặt của kinh tế - xã hội toàn cầu. Tại nước ta, đến nay Chính phủ đã xác định tinh thần “sống chung với dịch” song vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế. Trong tình hình mới, nhiều doanh nghiệp đã dần thích ứng và đưa ra chiến lược khả thi nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, song vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần vào sự phục hồi phát triển kinh tế đất nước. PV Nguyễn Hằng có bài đề cập.
Hôm qua (27/4), Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo Việt Nam có thêm 3 ca tái dương tính, sau khi được công bố khỏi bệnh, đưa số ca tái dương tính ở Việt Nam đến thời điểm này lên 8 trường hợp. Việc bệnh nhân Covid-19 tái dương tính sau khi khỏi bệnh không phải hiện tượng bất thường, bởi một số quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Tây Ban Nha… đều đã xảy ra tình trạng tương tự. Các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này, nhưng câu hỏi quan trọng nhất là “Người tái dương tính có thể lây nhiễm cho người khác hay không?” thì đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận chính xác. Điều này đang đặt ra áp lực cho công tác điều trị cũng như kiểm soát bệnh nhân trở về cộng đồng sau khi được công bố khỏi bệnh, đặt ra những yêu cầu mới trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam.
- 12 ngày liên tiếp, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.
- Trên thế giới đã có trên 3.000.000 người nhiễm COVID-19.
- Các nhà khoa học tại Mỹ bắt đầu lập bản đồ gen của virus Sars Co-V2.
Lệnh phong tỏa kéo dài do Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt công việc và địa vị xã hội. Thời buổi khó khăn đã khiến không ít người trong giới văn nghệ sĩ tại Nhật Bản phải đổi nghề để kiếm cơm mỗi ngày.
Suốt 11 ngày qua, nước ta đã không ghi nhận ca mắc COVID 19 mới, song vẫn có những người mang virus trong cộng đồng mà chưa phát hiện ra. Không lơ là, chủ quan ngay khi đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều quán ăn nổi tiếng ở Hà Nội đã chủ động làm thêm vách ngăn giọt bắn tại bàn, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, có thêm 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cho học sinh đi học trở lại. Các tuyến xe khách đường dài giữa các địa phương cũng đang dần được nối lại. Phải làm gì để đảm bảo an toàn, tránh làn sóng dịch bệnh thứ hai xâm nhập, trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế - xã hội dần trở lại bình thường?
Hôm nay (26/4), Trung Quốc chính thức tuyên bố chữa khỏi cho toàn bộ các ca bệnh Covid-19 điều trị tại các bệnh viện ở Vũ Hán. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc thành phố này và Trung Quốc đã hết nguy cơ dịch bệnh. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Trong vòng chưa đầy 1 tháng, từ 1 ca bệnh không được phát hiện kịp thời trở về từ nước ngoài ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, đã có thêm 83 ca Covid-19 bản địa mới. Chỉ vì để lọt một người bệnh ra cộng đồng, dịch bệnh tại đây lại bùng phát sau nhiều ngày tưởng như bình yên. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh, Trung Quốc:
- Cả nước đã chuyển sang một giai đoạn mới phòng chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế xã hội.
- Hôm nay (24/4), thêm một bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai được công bố khỏi bệnh, đó là bệnh nhân số 247, là nam, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam.
- Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh khẳng định thông tin về việc Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus Sars-CoV-2 cao hơn nhiều lần so với giá thực tế là không chính xác.
- Philippines gia hạn lệnh phong tỏa tại thủ đô Manila và các tỉnh có nguy cơ cao trên đảo Luzon thêm 2 tuần.
- Pháp lên kế hoạch sử dụng miếng dán nicotine trên người để giảm nguy cơ lây nhiễm Sars-CoV-2.
- Tổ chức Y tế Thế giới sẽ khởi xướng sáng kiến hợp tác nhằm thúc đẩy việc phát triển các loại thuốc và phương pháp xét nghiệm cũng như vắc-xin an toàn và hiệu quả để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị Covid-19.
Tình hình dịch Covid-19 tại Australia tiếp tục tiến triển thuận lợi khi tỷ lệ lây nhiễm ở nước này tiếp tục dưới 1. Trước thực tế này, Australia có những bước đi cụ thể chuẩn bị nới lỏng một số quy định về giãn cách xã hội. Vậy Australia đang chuẩn bị như thế nào? Những thông tin sau đây của Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia sẽ đề cập nội dung này.
Vui mừng, phấn khởi là cảm xúc chung của rất nhiều người khi chỉ thị cách ly toàn xã hội cơ bản được bãi bỏ trên phạm vi cả nước, sau 3 tuần thực hiện để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid 19. Tuy vậy, cùng với niềm vui, liệu người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới: vừa sản xuất, kinh doanh, học tập vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?
- Các địa phương chuẩn bị gì cho “mục tiêu kép” sau khi nới lỏng giãn cách?
- Nhiều quốc gia đang chuyển giai đoạn trong cuộc chiến chống Covid-19.
- Bộ Y tế khuyến cáo việc vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học ra sao khi học sinh đi học trở lại?.