Hôm nay- mùng Một Tết Giáp Thìn 2024, lần đầu tiên, Lễ hội Đường sách Tết của TP.HCM sẽ bắt đầu tổ chức lì xì sách.
Đêm 9/2, nhằm đêm giao thừa, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đã tổ chức chương trình đón công dân Rồng đầu tiên của năm Giáp Thìn và tặng 5 miếng vàng cho 5 “rồng nhỏ”.
Thời điểm giao thừa thiêng liêng mang đến bao ước vọng tốt lành, trong đó còn có niềm hạnh phúc của các y bác sỹ và gia đình khi chào đón những em bé “Rồng con” chào đời
Xuân về, đường lên vùng Lục Khu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trắng sắc hoa mận, hoa mơ... Đó đây văng vẳng tiếng hát, tiếng đàn và tiếng cười của thanh niên trai gái vui lễ hội Xuân nơi đầu bản nhỏ. Mời quý vị cùng đến xóm Cả Tiểng, xã Nội Thôn (Hà Quảng, Cao Bằng) chung vui với 42 hộ gia đình người Nùng Vẻn và cùng tìm hiểu phong tục đón Tết của họ.
Trong quan niệm của người Tày, người Nùng và một số dân tộc khác, cây mía tượng trưng cho sự sinh sôi mạnh mẽ, như nguồn nước vô tận mang lại sự sống cho cây cối, con người. Vì vậy, loại cây này thường được người Tày, người Nùng... sử dụng khi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng với mong ước được thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc.
0 giờ ngày 10/2, TP.HCM đồng loạt bắn pháo hoa tại 11 điểm. Màn pháo hoa đặc sắc tạm biệt năm cũ Tân Mão, đón năm mới Giáp Thìn tại các điểm cầu làm mãn nhãn người xem cùng ước vọng một năm mới an lành, hạnh phúc, cuộc sống ngày càng sung túc và đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng hơn.
Đã trở thành nét văn hóa đẹp được duy trì hàng chục năm nay, cứ vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán hằng năm, bà con người Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao ở Bản Nưa, khu Lam Sơn, xã Hồng Việt, huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng) lại tập trung đông đủ tại Nhà văn hóa dưới dãy núi Lam Sơn làm lễ Chào cờ, hát Quốc ca.
Theo những vòng quay của mặt trời, 365 ngày kết lại bằng một từ rất ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa: “Tết”. Bao đời nay, Tết gọi những người xa quê trở về, gọi những người bận rộn quây quần bên mâm cơm gia đình, bên bàn trà vang tiếng nói cười, trong không gian tràn ngập hương Xuân.,br> Tết là để trở về, là khao khát trở về với gia đình, với quê hương yêu thương của những người xa xứ. Đại dịch Covid-19 kéo dài với những mất mát, những trải nghiệm khốc liệt chưa từng thấy…. càng khiến khát khao được trở về rộng lớn, sâu sắc và dữ dội hơn bao giờ hết... Cùng lắng nghe Chương trình phát thanh đặc biệt đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 mang chủ đề “Tết trở về- Xuân khát vọng” với khách mời là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Hãy Vượt sóng tạm biệt năm cũ với bao khó khăn, thách thức đã qua, cùng đón chào năm mới với niềm tin và khát vọng. Hãy cùng “Đếm ngược” chào đón năm mới 2022 cùng các vị khách mời của Chương trình:
-Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
-Đại sứ hữu nghị vì hoà bình - Saleem Hammad.
Năm 2020 đầy khác biệt sắp qua đi, năm mới đang gõ cửa, cho dù vẫn còn trong cuộc sống bình thường mới, trong thời khắc này chúng ta tràn ngập niềm tin rằng những niềm vui đang tới thay thế những lo âu và cùng chào đón những điều tốt lành cho năm 2021.
Trong chương trình đặc biệt Chào năm mới 2021, chúng ta cùng cảm nhận không khí đón chào năm mới ở nhiều quốc gia trên thế giới qua góc nhìn của phóng viên Đài TNVN thường trú nước ngoài, cùng nhìn lại những dấu mốc ấn tượng trong năm 2020; cùng chờ đợi thời khắc đếm ngược về lúc giao thừa và lắng nghe những điều mong ước, hy vọng về năm mới 2021 của người dân Việt Nam và thế giới.
Thế là mùa xuân đã về. Dù những sóng gió, trắc trở và lo âu trong suốt năm Canh Tý vẫn chưa dứt, nhưng điều đó không ngăn được lòng người phấn chấn, háo hức đón mùa Xuân Tân Sửu đang gõ cửa vào mỗi ngôi nhà.
Mùa Xuân – khiến cho muôn cây đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Mùa Xuân- cũng theo lẽ tự nhiên ấy, đem đến cho con người sự ấm áp, hạnh phúc theo cách cảm nhận riêng của mỗi người.
Việt Nam - Điểm sáng hiếm hoi trên toàn cầu về tăng trưởng và phục hồi kinh tế, an sinh xã hội được đảm bảo.
Những quyết sách của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, cùng sự đồng lòng, chung sức của toàn hệ thống chính trị- chúng ta đã vượt qua bao khó khăn do dịch bệnh, thiên tai gây ra, đạt được mục tiêu kép: Chống dịch thành công, giữ được tăng trưởng kinh tế và tạo đà, sức bật phục hồi sau dịch, an sinh xã hội được đảm bảo.
Cùng nhìn lại những thành tựu đạt được của đất nước trong năm 2020, tạo tâm thế vững chắc bước vào năm 2021 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm đầu tiên của Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021 – 2025.
Khách mời của Chương trình:
- Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức- Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
- Ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
Năm Kỷ Hợi 2019 khép lại với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước và cũng là năm Việt Nam đạt được nhiều thành quả trong phát triển kinh tế, xã hội, có nhiều điểm sáng trong triển khai chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Đây là tiền đề vững chắc và là động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiếp tục bứt phá trong năm Canh Tý 2020. Đất nước ta đang bước vào một mùa xuân mới - mùa xuân thứ 90- Đảng Cộng sản Việt Nam song hành cùng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã từng bước viết nên những trang sử hào hùng: thoát ách nô lệ thực dân, xây dựng và bảo vệ nền độc lập. Bước vào thập niên thứ 2 của Thế kỷ 21, Việt Nam đã ở vị thế mới, với khát vọng hùng cường, thịnh vượng. Trong không khí đón Xuân sang, chúng ta cùng lắng đọng cảm xúc với Chương trình phát thanh đặc biệt của Đài Tiếng nói Việt Nam mang chủ đề “Đảng đã cho ta cả mùa xuân”.
Có một bài thơ - Bài thơ “Nhìn từ xa...Tổ quốc” của nhà thơ Nguyễn Duy- viết cách đây 30 năm, những câu thơ được viết bằng chính những trải nghiệm, sự mẫn cảm và từ tột cùng tình yêu Tổ quốc, đến hôm nay vẫn nguyên tính thời sự:
“Có thể ta không tin ai đó/ có thể không ai tin ta nữa/ dù có sao vẫn tin ở con người/Dù có sao/ đừng khoanh tay/ Khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối/ Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn?/ những người tốt đang cần liên hiệp lại/ Dù có sao/ vẫn Tổ Quốc trong lòng”...
Chúng ta vừa bước qua năm Mậu Tuất 2018 chưa tới 20 giờ đồng hồ- một năm được chứng kiến những thành tựu đáng kể của đất nước; được chứng kiến thật nhiều câu chuyện đẹp, lung linh tình người; những câu chuyện đầy ắp tinh thần truyền lửa, thắp sáng niềm tin, lòng tự hào dân tộc. Nhưng, chừng ấy thôi là chưa đủ!
Nhân ngày đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi 2019, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết của nhà báo Uông Ngọc Dậu, với nhan đề: “Nào ai có nghĩa có tình, lại đây!”, qua sự thể hiện của phát thanh viên Hải Yến.
Năm mới Kỷ Hợi 2019: Trò chuyện với ca sỹ Hồng Nhung và Tùng Dương để hiểu thêm về những cống hiến, sáng tạo của người nghệ sỹ và việc gìn giữ được hồn cốt của Tết truyền thống và khiến những giá trị văn hóa ngày Xuân thêm tươi mới, hiện đại.
Lúc này, đất nước đang vào xuân. Quanh ta, mọi thứ đang trẻ lại và đẹp đẽ hơn. Cảm nhận đâu đó rất gần tiếng rạo rực mầm cây đang vươn mình trong đất ấm. Tiếng giọt sương sớm rót cái trong trẻo, tình khôi của khí trời vào ngọt ngào tình đất. Tiếng những giọt mưa xuân rất mỏng, rất nhẹ, thao thiết ngân trên chồi cây. Tiếng mùa xuân xốn xang trong mỗi người, mỗi nhà, trên đất nước thân yêu của chúng ta. Nhà báo Thế Nguyễn đã viết như vậy trong tùy bút “Xúc cảm phút giao thừa”. Mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức qua phần thể hiện của Phát thanh viên Hải Yến.
Mùa xuân là tượng trưng cho sự trường tồn, sự khởi sắc, sinh sôi. Lịch sử đã chứng minh, ông cha ta đã trải qua những thời khắc cam go nhất, nhưng rồi bằng niềm tin vào sức mạnh tự cường của người Việt suốt hàng ngàn năm lịch sử, chúng ta đã vượt qua tất cả. Niềm tin chính là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất để viết nên những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Và trong cảm xúc xuân đang ngập tràn trên mọi nẻo đường Tổ quốc, niềm tin ấy lại mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Kịch truyền thanh "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua" với sự thể hiện của các Nghệ sỹ: Quốc Phong, trong vai Thổ Công, gọi là ông Công, trông coi việc chính sách; Nghệ sỹ Ngọc Phú, trong vai Thổ Địa, gọi là ông Địa, trông coi việc bộ ngành, địa phương và Nghệ sỹ ưu tú Minh Vượng, trong vai Thổ Kỳ, gọi là bà Táo, trông coi việc chợ búa, kinh doanh.