logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (17/04/2024)

Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của chiến sĩ Điện Biên (17/04/2024)

Nghẹn ngào, xúc động, tự hào và hạnh phúc là những cảm xúc đặc biệt trong cuộc hội ngộ của những chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong ngày trở lại mảnh đất hoa lửa Điện Biên Phủ.

Đảm bảo mạch máu giao thông cho chiến dịch Điện Biên Phủ (16/04/2024)

Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", trên 26 vạn dân công trong cả nước đã thầm lặng vận chuyển số lượng lớn vũ khí, lương thực và các vật chất khác cho chiến trường. Trong kháng chiến, các tuyến đường ở Tây Bắc đã trở thành huyết mạch giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Liên khu III, IV với chiến trường Điện Biên Phủ và trở thành một mặt trận thực sự quyết liệt. Thế nhưng, với sự đoàn kết, đồng lòng của quân và dân ta, các “mạch máu” giao thông hướng về tiền tuyến luôn được đảm bảo, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Những ký ức đọng mãi với thời gian của cựu chiến sỹ Điện Biên (15/4/2024)

70 trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng về một thời hoa lửa luôn vẹn nguyên trong ký ức của những cựu chiến sĩ Điện Biên. Đối với họ, để có được mảnh đất Điện Biên Phủ như ngày hôm nay, từng tấc đất đều được hình thành nên từ máu, mồ hôi và nước mắt. Và những ký ức luôn đọng mãi với thời gian ấy sẽ nhắc nhở bất cứ ai khi đến với Điện Biên Phủ hôm nay đều thấu hiểu những công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống để dựng xây nền hòa bình cho dân tộc, cho đất nước.

Phát huy giá trị, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay (13/4/2024)

70 năm trước quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, là ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên thế giới đấu tranh giành độc lập, tự do. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về phát huy giá trị, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tổ quốc đời đời ghi nhớ công ơn các anh, các chị (10/4/2024)

Sáng ngày 6-4 hàng trăm chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đã hội tụ về mảnh đất Thanh Hoá Anh hùng. 70 năm đã qua đi, những chàng trai, cô gái ngày nào, giờ đã ở tuổi 90, tay bắt mặt mừng, rưng rưng trong niềm xúc động, khi nhớ về những ngày tháng 4 lịch sử năm 1954 trên chiến trường Điện Biên phủ.

Thanh Hoá: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hoả tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (06/4/2024)

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng nay (6/4), tại thành phố Thanh Hoá, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình "Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ". Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: “ông cha ta đã lấy xương làm gạch, lấy máu làm hồ, xây dựng nên thành đồng tổ quốc Việt Nam. Các thế hệ người Việt Nam chúng ta không một phút giây nào được quên điều đó, phải đoàn kết, trung thành, bảo vệ non sông tổ quốc mãi trường tồn”.

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ (5/4/2024)

Ngày 5/4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu lưu trữ để công chúng có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ . Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).

Những quản trang thầm lặng nơi mảnh đất hoa lửa Điện Biên Phủ (4/4/2024)

Mỗi khi đặt chân đến Điện Biên, người dân cả nước đều có chung cảm xúc bồi hồi, xúc động khi nhớ về các anh hùng liệt sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Chiến tranh qua đi, nhiều người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi đất mẹ Điện Biên. Và hôm nay, tại các nghĩa trang liệt sĩ nơi đây vẫn có những người luôn lặng thầm hàng ngày chăm chút cho từng phần mộ, để các anh hùng liệt sỹ luôn được ấm lòng và thân nhân của họ khi dến thăm cũng vơi nhẹ nỗi đau mất mát.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ninh Bình tọa đàm Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (04/04/2024)

"Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay" là chủ đề của Tọa đàm do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 phối hợp với Báo quân đội nhân dân tổ chức sáng nay, tại Ninh Bình. Tọa đàm nhằm khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Chiến thắng Điện Biên Phủ; đi sâu làm rõ nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; đồng thời khẳng định sự đúng đắn và tất thắng của đường lối chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024): Xe đạp thồ - Biểu tượng tinh thần và ý chí trong chiến thắng Điện Biên Phủ (04/04/2024)

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng dân công hỏa tuyến các tỉnh liên khu 4 trở ra đã tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng". Bằng ý chí sắt đá, sự kiên cường và sức sáng tạo, dân công hoả tuyến đã lập nên những kì tích anh hùng, biến những phương tiện thô sơ thành những phương tiện vận tải tối ưu để cung cấp kịp thời vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu, góp phần viết nên trang sử vàng Điện Biên Phủ.

Vai trò của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (3/4/2024)

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 không những đi vào lịch sử Việt Nam như một mốc son chói lọi mà còn đi vào lịch sử thế giới là một sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" khi một nước thuộc địa đánh bại một nước thực dân hùng mạnh hàng đầu. Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Trung ương Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những câu chuyện kể từ Thành cổ (27/7/2022)

Tháng Bảy là tháng của văn hóa tri ân. Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hàng năm là ngày để mỗi người dân Việt Nam bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn hàng triệu liệt sĩ đã hy sinh cho "đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do". Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ(27/7/1947- 27/7/2022) và kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị( 28/6/1972- 16/9/2022), Đài TNVN thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt “Những câu chuyện kể từ Thành cổ”... như nén tâm hương tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Vượt sóng dữ, dệt huyền thoại (23/10/2021)

Những người lính hải quân quả cảm chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên đoàn tàu không số vượt sóng dữ. Sóng dữ của biển cả, sóng dữ từ sự truy cản của quân địch. Đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường thể hiện ý chí, tinh thần cảm tử và khát vọng thống nhất hòa bình cháy bỏng của thế hệ cha anh. “Vượt sóng dữ, dệt huyền thoại”, chương trình phát thanh đặc biệt Kỷ niệm 60 năm ngày mở “Đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Chương trình phát thanh đặc biệt “Thích ứng để bình thường mới” (28/9/2021)

Năm 2021 đã qua ba phần tư chặng đường, những dự báo - kỳ vọng bị đảo lộn bởi sự tàn phá khốc liệt của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư. Bối cảnh chống dịch nay rất khác với 3 đợt dịch trước. Cho dù thời điểm này ở tâm dịch phía Nam, dịch đã được kiểm soát và khống chế, nhưng mỗi ngày, vẫn còn hàng ngàn ca lây nhiễm mới. Chuỗi sản xuất đứt gãy, doanh nghiệp kiệt sức, an sinh khó khăn. Năm 2020, nước ta đã có chiến lược chống dịch Covid-19 hiệu quả - rất Việt Nam. Năm 2021 - Bối cảnh mới, việc điều chỉnh chiến lược chống dịch, “sống chung an toàn với Covid-19”cần được hiểu thế nào? Cần những điều kiện gì để các hoạt động sản xuất và đời sống trở lại trạng thái “bình thường mới”? Thích ứng để bình thường mới - Bài toán cần nhiều bước giải! Khách mời là TS Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội Khoá 15, Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng trao đổi, bàn bạc về chủ đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: