logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia phòng chống tham nhũng (27/04/2021)

Xác định được vai trò quan trọng của người dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chính phủ đã có nhiều cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng; và thực tế đã cho thấy nhiều vụ tham nhũng được phát hiện nhờ vào nhân dân. Vậy nhưng theo các chuyên gia cần nhiều hơn nữa những chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia tích cực vào công tác này:

Chính phủ với các giải pháp tăng năng suất lao động (20/4/2021)

Ở Việt Nam, năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng Tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Thực tế, năng suất lao động của nước ta thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN, nhưng năng suất của nước ta hiện vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.

Nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ: Những thành tựu trong xây dựng Chính phủ điện tử (08/04/2021)

Nhiệm kỳ 2016-2021, Chính phủ đã xây dựng và đưa vào vận hành 4 hệ thống thông tin nền tảng của chính phủ điện tử. Đó là: Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã tạo sự lan tỏa tích cực tới các bộ, ngành, địa phương trong triển khai các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần thay đổi lề lối, phương thức làm việc thông qua ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hướng tới một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, dựa trên dữ liệu số.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (05/04/2021)

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển liên quan đến tự động hóa, số hóa, nhu cầu về kỹ năng thay đổi nhanh chóng, một số nghề sẽ biến mất, một số khác xuất hiện và những ngành nghề khác lại thay đổi. Vì vậy, nguồn nhân lực cần phải được chuẩn bị sớm và phát triển theo cách tiếp cận thực tế. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết thành công bằng chính sách đúng đắn, hợp lý và đủ mạnh của Chính phủ.

Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021: Nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính (01/04/2021)

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những đột phá chiến lược của Chính phủ nhiệm kỳ 5 năm qua. Theo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, giai đoạn này đã cắt giảm, đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh, 68% danh mục hàng hóa chuyên ngành; thực hiện “cơ chế một cửa”, “một cửa liên thông” giải quyết nhanh thủ tục, giảm tiêu cực. Cũng trong nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai và thực hiện hiệu quả Nghị quyết phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Các nền tảng Chính phủ điện tử được tập trung phát triển, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia gắn với Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp hơn 2.800 dịch vụ trực tuyến của các bộ, ngành và địa phương. Triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030 với mục tiêu Việt Nam vào Top 50 về Chính phủ điện tử.

Chính phủ với công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai (30/03/2021)

Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong là trong lĩnh vực đất đai, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian, giải quyết công việc không đúng quy định, không công bằng, không khách quan làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là Chính phủ đã và sẽ làm gì để đẩy lùi tình trạng này.

10 năm cải cách hành chính (25/03/2021)

Quá trình thực hiện cải cách hành chính thời gian qua gắn với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước ta và đặt biệt góp phần tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Bảo hiểm tai nạn lao động - Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ (23/03/2021)

Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động ở nước ta được xác định là 1 trong các chế độ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị tai nạn lao động được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện theo quy định.

Việt Nam sẽ hình thành Chính phủ số vào năm 2025 (18/03/2021)

Tại Phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử diễn ra tuần trước, thông tin thu hút sự quan tâm của nhiều người đó là trong quý I hoặc đầu quý II năm nay, Chính phủ sẽ phê duyệt Chiến lược Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một chiến lược như vậy. Theo đó, Việt Nam sẽ hình thành Chính phủ số vào năm 2025.

Dấu ấn của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 (16/03/2021)

Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã không ngừng đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, sâu sát trong chỉ đạo, điều hành, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt hành động theo phương châm Chính phủ kiến tạo, hành động; kết quả đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Dấu ấn nổi bật trong Cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (11/03/2021)

Một trong những dấu ấn nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đó là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Kết quả này thể hiện rõ nét trên ba khía cạnh, đó là cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành; xây dựng và vận hành các hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử; đổi mới lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số. Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay, BTV Thu Huyền trao đổi với PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia về những thành tựu trong công tác cải cách hành chính của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Chuyển đổi số - Nỗ lực của Chính phủ (09/03/2021)

Trong nhiệm kỳ2016 – 2021 của Chính phủ, cùng với những giải pháp củng cố nền tảng vĩ mô và tiềm lực của nền kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng hết sức chú ý tới các giải pháp, nhiệm vụ hướng tới mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo để tạo sức bật, sự bứt phá cho nền kinh tế. Chính vì vậy, trong Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết 02 Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 của Chính phủ, cùng với “đổi mới sáng tạo”, “chuyển đổi số” vẫn là một trong những “từ khóa” quan trọng nhất.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức (04/3/2021)

Cải cách hành chính là một yêu cầu khách quan, là quá trình khắc phục mọi lực cản trong hệ thống bộ máy tổ chức, trong cơ chế vận hành và những hạn chế, yếu kém về năng lực quản lý điều hành của bộ máy nhà nước. Những lực cản đó bắt nguồn từ cơ chế, chính sách chồng chéo, không phù hợp và đặc biệt là từ chính bản thân những con người nằm trong bộ máy đó. Thực tế đã cũng đã cho thấy, 10 năm qua, Chính phủ, các bộ ngành đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm cải cách đội ngũ cán bộ như định ra tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức; xác định vị trí việc làm; các chính sách thi công chức, thi nâng ngạch, chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng... Thế nhưng, chưa có một giải pháp nào hữu hiệu để đủ nhìn thấy sự chuyển biến từ yếu tố rất then chốt trong mọi điều then chốt, đó là yếu tố con người.

Bảo hiểm tai nạn lao động: Đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động (02/3/2021)

Tai nạn lao động là một rủi ro mà người lao động luôn phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình, mặc dù đã có các thiết bị bảo hộ lao động nhưng trong những năm qua số lượng những vụ tai nạn lao động vẫn không ngừng tăng. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra tổn thương làm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động. Đối với doanh nghiệp, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm cho sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, năng suất lao động giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nhưng, nếu người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì khi không may xảy ra rủi ro trong quá trình lao động, người lao động sẽ được bù đắp một phần tổn thất. Đây chính là chính sách an sinh xã hội mang tính thiết thực và hữu ích.

Đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông: Nâng cao chất lượng phục vụ (25/02/2021)

Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan xây dựng Đề án thí điểm đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là nội dung trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: