logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chuyển đổi số và câu chuyện dữ liệu (19/05/2022)

Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về tư duy, mà ở đó, dữ liệu của các bộ, ngành phải được hiểu là một bộ phận cấu thành nên dữ liệu quốc gia. Không có dữ liệu riêng, chỉ có một khối dữ liệu thống nhất và duy nhất của quốc gia, bất cứ bộ ngành, người dân, doanh nghiệp nào cũng có thể truy cập tùy cấp độ để phục vụ các hoạt động của mình.

Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động (17/05/2022)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi bản chất công việc, đặt ra yêu cầu với nhà sản xuất không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn phải chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động, đầu tư vào việc thu hút lao động am hiểu công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện có để có thể khai thác, áp dụng công nghệ mới và thích ứng với các tác động của công nghệ.
Để có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0, ngày 28/1/2022, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

PAPI 2021: COVID-19 tác động lớn đến hiệu quả quản trị cấp tỉnh (12/05/2022)

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) vừa công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2021. Vậy PAPI năm 2021 có những điểm sáng gì? Người dân vẫn chưa hài lòng về chỉ số nào trong điều hành, phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh?

Tăng tốc hoàn thành dự án trọng điểm sau đại dịch (10/5/2022)

Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm nhằm đẩy nhanh phát triển hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách; qua đó, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những năm tới.

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (05/05/2022)

Ngày 06/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 06 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Chính phủ ban hành Chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế (03/05/2022)

Ngày 12/4/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 54 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết đặt mục tiêu hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Chuyển đổi số: Xây dựng từ nền tảng hóa đơn điện tử (28/04/2022)

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, hóa đơn ngày nay còn được thể hiện bằng “số”, tức là hóa đơn được biểu thị dưới dạng dữ liệu điện tử, được ký số, ký điện tử, được gửi – nhận điện tử, được kết nối chuyển dữ liệu điện tử tới cơ quan thuế. Đối với doanh nghiệp, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn,…), giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, khắc phục rủi ro trong lưu trữ, bảo quản hóa đơn (mất, hỏng, cháy). Đối với người mua hàng, sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua, tạo sự yên tâm. Về mặt xã hội, việc sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nói riêng và gian lận trong kinh doanh nói chung.

Người lao động, doanh nghiệp với tăng lương tối thiểu vùng (26/04/2022)

Sau hai phiên thảo luận về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho lao động trong các doanh nghiệp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7/2022 với mức tăng là 6% so với hiện nay. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Trước đó, qua các phiên đàm phán, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được tăng 5,3% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018. Sau đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được tăng 5,5% so với mức lương tối thiểu năm 2019. Còn năm 2021 và nửa đầu năm 2022, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên mức lương tối thiểu vùng vẫn chưa tăng và tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90 năm 2019. Kết thúc phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án được đa số các thành viên đồng ý để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Chuyển đổi số: Đi đầu từ các cơ quan hành chính Nhà nước (21/04/2022)

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương.
Mới đây, Bộ Thông tin và truyền thông đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2022 để tạo bước đột phá, thống nhất nhận thức từ quan điểm chỉ đạo đến hành động, đặc biệt phải bố trí nguồn lực hợp lý, hiệu quả.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (19/04/2022)

Các doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ nguồn lực lớn, khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường. Các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp khác, tỉ suất lợi nhuận trên vốn và trên tổng tài sản cao nhất so với các khu vực khác. Trong những năm qua, toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội và đan xen nhiều thách thức. Làm thế nào để doanh nghiệp Nhà nước thực sự có vị trí then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế là vấn đề được Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh (14/04/2022)

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban Chỉ đạo. Trong đó, về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Mục tiêu là tạo sự thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Để người dân và doanh nghiệp tiếp cận với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội (12/04/2022)

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đang mong đợi các chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ sẽ sớm đi vào cuộc sống. Bởi trong thời điểm khó khăn hiện nay, tận dụng tốt nguồn lực của gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng là mục tiêu quan trọng để đất nước quay lại với đường đua tăng trưởng kinh tế và bảo đảm phát triển ổn định.

Sắp xếp, tinh gọn đầu mối tổ chức bộ máy bên trong các bộ, ngành (07/4/2022)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện về việc sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, đối với các bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình (có Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong kèm theo) gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3/2022.

Tạo đột phá về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội (05/04/2022)

Phát triển nhà ở xã hội là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội; vừa có tính cấp bách, vừa lâu dài; vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội; vừa là mục tiêu, giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản nói riêng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thời gian qua, hàng loạt chính sách liên quan mật thiết đến việc hoàn thiện, phát triển thị trường nhà ở được xem như chìa khoá mở rộng cánh cửa nhà ở xã hội cho cả người dân và doanh nghiệp. Vào cuối tháng 1 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Một trong các mục tiêu quan trọng của Nghị quyết số 11 là bảo đảm an sinh xã hội và đời sống (trong đó có nhà ở) của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Từng bước bình thường hóa với dịch Covid 19 (29/03/2022)

Từng bước "bình thường hóa" với dịch COVID-19 là tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo; thuận lợi, thời cơ ít hơn khó khăn và thách thức. Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, song cũng không hoang mang, bám sát tình hình để có giải pháp phù hợp trong phòng, chống dịch, tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết 128 của Chính phủ ngày 11/10/2021.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: