logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chuyện về những cái tát và sự lên tiếng của lương tri (8/12/2018)

Trong khi vụ việc một cô giáo ở Quảng Bình cho tát học sinh lớp 6 tới hơn 200 cái chưa lắng dịu, thì dư luận lại “dậy sóng” trước việc một cô giáo ở trường Trường tiểu học Quang Trung (quận Đống Đa) yêu cầu học sinh tát bạn 50 cái. Hai vụ việc diễn ra trong vòng nửa tháng, như những "giọt nước tràn ly" về chuyện ứng xử của giáo viên trong trường học. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng.

Du lịch: Nan giải bài toán nhân lực chất lượng cao (7/12/2018)

Thành tích tăng trưởng khách quốc tế 30% trong 3 năm liền đã đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ 6, trong Top 10 điểm đến phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới. Nhưng trái ngược với mảng mầu tươi sáng là tốc độ tăng trưởng, bài toán nhân lực chất lượng cao lại đang là mảng mầu tối, nan giải chưa thể giải quyết một sớm một chiều của ngành du lịch. Đây là một trong những vấn đề trọng tâm được các đại biểu trong nước và quốc tế đặt ra tại Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam 2018 vừa diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Bình luận của biên tập viên Minh Khánh.

Cán bộ cấp chiến lược phải xứng là rường cột quốc gia (6/12/2018)

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành Tổ chức Xây dựng Đảng mới đây, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 12 này hoàn thành việc Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược với tinh thần công khai, minh bạch, bình đẳng dân chủ, khách quan, chống tiêu cực, hạn chế yếu kém trong quy hoạch, đặc biệt là chống “chạy” quy hoạch. Lần nữa, những tiêu cực, những lỗ hổng, những yếu kém, những bài học đau xót trong công tác cán bộ lại được đưa ra, để làm sao đội ngũ cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ tới phải xứng là “rường cột” của quốc gia. Bình luận của Biên tập viên Đàm Hoa:

Ngành điện và truyền thông có trách nhiệm (5/12/2018)

Hơn một tuần qua, dồn dập những thông tin cảnh báo tình trạng thiếu than, nguy cơ thiếu điện, tiếp đến là câu chuyện lỗ lãi nghìn tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và nhiều kịch bản cung ứng điện năm 2019. Những đồn đoán sau câu chuyện này là khả năng tăng giá điện năm 2019 cũng với khá nhiều câu hỏi phải đặt ra như: Vì sao tăng, tăng bao nhiêu, thời gian nào sẽ tăng? Vậy thực hư câu chuyện này là như thế nào. Bình luận của Biên tập viên Nguyên Long, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hồng Huệ.

Để cuộc sống vào...luật (4/12/2018)

Cách đây mấy hôm, thông tin về việc Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tuyên huỷ 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ án xe container tông xe Innova lùi trên cao tốc, làm 4 người tử vong, khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Quan tâm bởi vì đây là một trong những vụ việc điển hình về quy định pháp luật cứng nhắc, có sự khác biệt với thực tiễn cuộc sống. Vụ việc này, cùng với việc Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ quyết định miễn toàn bộ 90 triệu đồng đã phạt hành chính trước đó cho công dân Nguyễn Cà Rê vì đổi tờ 100 đô la không đúng chỗ, là những vụ việc điển hình cho thấy sự phản ứng của dư luận xã hội trước những quyết định chưa đúng đã được lắng nghe. Tuy vậy, đó chỉ là thiểu số trong rất nhiều vụ việc còn tồn tại khoảng cách khá xa giữa quy định pháp luật với thực tiễn cuộc sống. Bình luận của biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Chính qui hay tại chức – lấy kết quả thực tiễn làm tiêu chuẩn (3/12/2018)

Thời gian gần đây, dư luận có nhiều ý kiến khá gay gắt, bày tỏ thái độ không đồng tình với quy định trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học “không phân biệt bằng chính quy hay tại chức”. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách công bằng trong điều kiện hiện nay, loại hình đào tạo nào không quan trọng, miễn là: con người cụ thể ấy làm việc có hiệu quả hay không và bằng thái độ nào? Bình luận của Biên tập viên Ngọc Năm:

Hội nghị thượng đỉnh G20 thúc đẩy chủ nghĩa đa phương (2/12/2018)

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với sự có mặt của lãnh đạo các cường quốc hàng đầu thế giới, cũng như nhiều đại diện tổ chức quốc tế và khu vực, đã diễn ra trong hai ngày cuối tuần này, tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Trong bối cảnh thế giới đang phải chứng kiến những bất đồng liên quan đến thương mại hay biến đổi khí hậu, hội nghị G20 lần này một lần nữa khẳng định vai trò của chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Bình luận của biên tập viên Quỳnh Hoa.

Hành động có trách nhiệm vì cộng đồng (1/12/2018)

Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của dịch HIV trên cả 3 tiêu chí: số người nhiễm mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam sẽ khống chế được dịch HIV, tiến tới kết thúc được dịch AIDS vào năm 2030. Nhân Ngày Thế giới phòng chống HIV, Biên tập viên Mai Hồng có bài bình luận: Hành động có trách nhiệm vì cộng đồng.

Bạo hành gia đình: Cần được lắng nghe và hành động (30/11/2018)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rõ rệt về bình đẳng giới, song vấn đề bạo hành gia đình vẫn đang có xu hướng gia tăng. Con số 34.500 vụ bạo hành mỗi năm, trong đó hơn 74% số nạn nhân là phụ nữ bị bạo hành với nhiều mức độ về thể chất, tinh thần, về kinh tế và tình dục đã và đang cho thấy vấn đề bạo hành gia đình đang trở thành nỗi bức xúc, là thực trạng đáng lên án, đòi hỏi cần sự lắng nghe, lên tiếng và hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn, tiến tới chấm dứt nạn bạo hành gia đình. Bình luận của Biên tập viên Thúy Ngà.

CPTPP: Miếng bánh ngọt nhiều đường (29/11/2018)

Sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và thông báo cho Newzealand vào ngày 15/11/2018, CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 14/1/2019. CPTPP được đánh giá là “cơ hội vàng” cho Việt Nam trong cải cách thể chế và giao thương xuất khẩu. Thời gian từ nay tới khi CPTPP có hiệu lực không còn nhiều, nhưng còn rất nhiều việc dở dang mà Chính phủ phải hoàn thiện, doanh nghiệp và mỗi người dân Việt Nam cần được biết để bắt đầu cho một sân chơi mới - một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - mà như tên gọi của nó, là tiến bộ và toàn diện, là tiêu chuẩn cao, vừa mở rộng, vừa chuyên sâu. Bình luận của Biên tập viên Nguyên Long:

Còn cán bộ "hư", dân chưa hết phiền lòng! (28/11/2018)

Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo Đảng, Nhà nước sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, vấn đề được cử tri quan tâm, đặt câu hỏi nhiều nhất là thực trạng tham nhũng tiêu cực. Những chia sẻ và cả những giải đáp đã được đưa ra với quyết tâm chính trị cao. Làm sao cán bộ phải thực sự là “của dân”; không được lợi dụng dân, lợi dụng pháp luật để nhũng nhiễu, cửa quyền; làm sao để không còn những cái “ghẻ ruồi” gây khó chịu trong đời sống xã hội. Muốn vậy, điều kiện tiên quyết là phải thay đổi ý thức quyền lực của một bộ phận cán bộ. Bởi người dân chưa thể hết phiền lòng khi còn cán bộ “hư”. Bình luận của Biên tập viên Đàm Hoa, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hùng Sơn.

Phải coi nông nghiệp là lợi thế, nông dân là nội lực của đất nước (27/11/2017)

Ngày hôm nay và ngày mai, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị tổng kết toàn quốc và triển lãm quốc gia về thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ và Ban Kinh tế tổ chức. Qua thực tế triển khai, tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm gần 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động của cả nước đã được khẳng định. Tuy nhiên, để nông nghiệp, nông dân, nông thôn vượt qua thách thức, phát triển bền vững trong tương lai thì rất cần có những quyết sách đột phá, nhưng trước hết phải đổi mới tư duy, coi nông nghiệp là lợi thế, nông dân là nội lực của đất nước. Bình luận của Biên tập viên Hương Lan:

Thông điệp mạnh mẽ từ cơ quan thực hiện quyền hành pháp (26/11/2018)

Lo lắng, trăn trở về tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong các doanh nghiệp Nhà nước, mới đây tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhắc lại tình trạng "sân trước, sân sau". Một trong những nguyên nhân làm chậm tiến trình đổi mới, cổ phần hóa trong các doanh nghiệp Nhà nước chỉ rõ, doanh nghiệp không chỉ có hai, ba sân sau mà có anh có tới 13, 14, thậm chí là 15, 16 sân sau, đừng tưởng Thủ tướng không biết. Người đứng đầu Chính phủ đã chuyển tới các doanh nghiệp thông điệp mạnh mẽ của cơ quan thực hiện quyền hành pháp về quyết tâm chống tiêu cực, chống tham nhũng, quyết tâm dẹp bỏ tình trạng "sân trước, sân sau" trong các doanh nghiệp Nhà nước. Bình luận của biên tập viên Tuyết Mai.

Thêm giá trị cho trái cây Việt ra thế giới (24/11/2018)

Những ngày này, người dân thủ đô nào nức với sự kiện khai mạc Lễ hội đặc sản vùng miền Việt Nam 2018 và Triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm”. Náo nức là bởi trong vòng chưa đầy 1 tuần gần như các loại trái cây đặc sắc, tinh hoa của 63 tỉnh thành phố được tụ hội về thủ đô để du khách cùng thưởng thức. Rồi cách đây vài hôm, có tin bưởi da xanh Bến Tre phải mượn mác Thái Lan để vào thị trường Trung Quốc. Bởi vậy, nửa mừng, nửa lo, vẫn là tâm trạng cho những ai quan tâm đến trái cây Việt, mặt hàng hứa hẹn sẽ mang về kim ngạch hàng tỷ đô. Bình luận của Biên tập viên Mỹ Hà.

Ứng phó với thiên tai: Bài học chủ quan không thừa (23/11/2018)

Bão số 9 đang ngày càng mạnh thêm và theo dự báo sẽ đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, gây mưa rất lớn và kèm theo các hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt trượt nghiêm trọng. Để đối phó với bão số 9 này cũng như thiên tai ngày càng khốc liệt và khó lường, bài học về sự chủ quan, lơ là trong ứng phó với mưa lũ luôn cần được lưu tâm để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra như thiệt hại sau mưa lũ vừa qua tại Khánh Hòa. Về nội dung này, biên tập viên Hương Lan có bài bình luận.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: