Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 20:8 | 21/3/2022 Sau một thời gian dài duy trì chính “Zero Covid-19” – một chính sách khá khác biệt so với phần lớn các quốc gia trên thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã nhắc tới một khái niệm, đánh dấu sự thay đổi lớn trong ứng phó với dịch bệnh, đó là “Zero Covid-19 năng động”. Đã có nhiều đồn đoán khác nhau về chính sách mới này của Trung Quốc, rằng sau hai sự kiện thể thao lớn là Olympic và Paralympic Bắc Kinh, đã đến lúc Trung Quốc thay đổi theo xu hướng chung của thế giới, hay nền kinh tế quốc gia này sẽ không thể chống chịu nếu tiếp tục duy trì “Zero Covid-19” trong thời gian dài. Vậy đằng sau việc Trung Quốc đề ra chính sách “Zero Covid-19 năng động” là gì?
|
Ngày phát hành 15:54 | 26/10/2023 Mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức khi các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Khả năng thiếu điện cả trong trước mắt và lâu dài là nguy cơ hiện hữu. Tại các Quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo điện. Vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với hiện thực hoá mục tiêu cam kết Netzero và những nhiệm vụ đặt ra tại các Quy hoạch này - là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của vị khách mời là ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh (Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).
|
Ngày phát hành 17:1 | 2/6/2022 Phát biểu tại buổi lễ công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 do Bộ Công Thương Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) tổ chức sáng nay (02/6), Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển mạnh các nguồn năng lượng mới và tái tạo trong cơ cấu nguồn điện quốc gia, đồng thời tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế để Việt Nam có thể đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
|
Ngày phát hành 11:16 | 17/11/2022 Xác định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả góp phần quan trọng trong đảm bảo nguồn cung năng lượng cũng như giảm phát thải ra môi trường, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (quyết định số 280/QĐ-TTg) nhấn mạnh vai trò của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (là các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên; Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra 500 TOE) trở lên.
|
Ngày phát hành 15:40 | 26/10/2023 Có 10 doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng như: sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện,… được hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng lượng trong năm 2023 thông qua dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, được triển khai từ năm 2021 đến năm 2025. Các kết quả bước đầu cho thấy tiềm năng TKNL trong công nghiệp là rất lớn. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy thị trường đầu tư TKNL, hiện thực hoá Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, tiến đến Netzero vào năm 2050. Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy thị trưởng đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam” do Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức hôm nay, 26/10/2023 tại Hà Nội.
|
Ngày phát hành 9:0 | 17/8/2023 Bài 2 loạt bài “Vốn đầu tư vào Tiết kiệm năng lượng trong hành trình tiến đến Net Zero”, với nhan đề: “Vốn lớn: nguồn nào?” - PV chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên về xu hướng dịch chuyển đầu tư khu đô thị phía Đông Hà Nội.
|
Ngày phát hành 16:44 | 20/3/2024 Chiến dịch Giờ trái đất năm 2024 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Giảm dấu chân cácbon - Hướng tới Net Zero”, nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng trong hành trình hướng tới Net zero, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Để hiện thực hoá Thông điệp này, Việt Nam tiếp tục hưởng ứng Chiến dịch bằng nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục lan toả tới cộng đồng thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”. Sự kiện tắt đèn “60+” được diễn ra từ 20h30 đến 21h30 thứ 7 ngày 23/03. Đây cũng là nội dung của Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
|
Ngày phát hành 19:50 | 15/10/2024 Vận tải xanh đóng vai trò quan trọng trong xu hướng tăng trưởng bền vững, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tối ưu hóa năng lượng và hướng đến mục tiêu Net zero. Đây là nội dung hội thảo “Vai trò của Vận tải xanh - Green Logistics trong xu thế quốc tế đương đại, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững hướng tới Net zero 2050” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiều nay (15/10), tại TP.HCM.
|
Ngày phát hành 18:44 | 29/8/2022 Ngành năng lượng Việt Nam đang phải đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là vừa phải đảm bảo cung cấp đủ điện cho đất nước với giá cả hợp lý để nền kinh tế và người dân có thể chịu được, vừa phải tiến hành chuyển dịch năng lượng, thực hiện lộ trình trung hoà các bon vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP 26. Nghị quyết số 55/NQ-BTC ngày 11 tháng 2 năm 2020 của Bộ Chính Trị về “Chiến lược phát triển ngành năng lượng đến 2030, định hướng đến năm 2045” đã nêu rõ: “Tiết kiệm năng lượng phải được coi là quốc sách quan trọng và là trách nhiệm của toàn xã hội”. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần thiết phải sửa đổi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
|
Ngày phát hành 14:54 | 20/5/2024 Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 2/3. Xác định là tập đoàn kinh tế năng lượng trụ cột của đất nước, Tập đoàn dấu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi xanh. Trong đó, cùng với giảm phát thải trực tiếp, Petrovietnam đang tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon nhằm bù đắp phần phát thải. CTV Thuỳ Dung tổng hợp thông tin:
|
Ngày phát hành 16:22 | 16/8/2023 - Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này. - Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). - Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam. Chương trình Dòng chảy kinh tế thứ 4, ngày 16/08/2023 sẽ phát sóng bài đầu tiên, với nhan đề: “Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”.
|
Ngày phát hành 17:38 | 1/12/2023 Công trình cân bằng năng lượng đẩy mạnh mục tiêu Net Zero vào năm 2050. - Các công trình cân bằng năng lượng kiểu mẫu trên thế giới.
|
Ngày phát hành 19:31 | 11/2/2022 Hiện nay, các địa phương trên cả nước đã cho học sinh đến trường học trực tiếp, kể cả học sinh ở lứa tuổi đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 và lứa tuổi chưa được tiêm vắc xin. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các chuyên gia đưa ra những kịch bản ứng phó cụ thể cho mọi tình huống phát hiện F0 trong trường học và cần sẵn sàng phương án điều trị cho học sinh mắc COVID-19.
|
Ngày phát hành 10:14 | 27/10/2021 Vào đầu tuần tới, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới sẽ tới Anh tham dự Hội nghị về Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26). Là nước chủ nhà của hội nghị, Vương quốc Anh có hàng loạt động thái, từ kêu gọi, vận động đến việc tổ chức các sự kiện, công bố các chiến lược tham vọng nhằm thể hiện nỗ lực đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trong đó, đáng chú ý là bản “chiến lược trung hòa khí thải”, còn được biết đến là chiến lược “Net Zero” đưa khí thải ra khí quyển về 0 vào năm 2050. Đây là kế hoạch đầy tham vọng của Thủ tướng Anh Bô-rít Giôn-xơn. Tuy nhiên để kế hoạch này trở thành hiện thực đòi hỏi một lộ trình cụ thể với nhiều việc phải làm. Nước Anh đã thực hiện mục tiêu này đến đâu?
|
Ngày phát hành 12:34 | 22/8/2023 Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này. Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam.
Bài 1: Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp”.
|