Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 9:50 | 12/8/2021 Trong phiên họp đầu tiên của CP, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 11/8, Thủ tướng CP Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi NQ ĐH XIII của Đảng. Qua đó, tiếp tục bổ sung, góp phần hoàn thiện, phát triển lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Trước đó, trong phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đầu tháng 7, CT nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh yêu cầu cần xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, công bằng, không thiên vị, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm và sau đó đã ký ban hành Kế hoạch 02 về xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Thực tế hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Nội dung này được BTV Đài TNVN bàn luận cùng TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm VP QH.
|
Ngày phát hành 18:38 | 19/12/2023 Thực hiện Thỏa thuận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, triển khai chương trình hợp tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn giữa hai Đảng, chiều 19/12, tại tỉnh Quảng Ninh diễn ra Hội thảo Lý luận lần thứ X giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với chủ đề “Phát triển văn hóa, con người trong tiến trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Lào”.
|
Ngày phát hành 14:40 | 17/12/2021 Sáng 17/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu âu tại Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tổ chức Diễn đàn pháp luật với chủ đề công tác thi hành án dân sự trong yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các ý kiến tham luận tại diễn đàn đều khẳng định công tác thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN VN. Phóng viên Đình Hiếu phản ánh:
|
Ngày phát hành 8:41 | 2/9/2022 Cách đây 77 năm, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - văn bản có giá trị lịch sử trường tồn, đặt nền móng pháp lý cho việc xây dựng “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt về xây dựng Nhà nước pháp quyền được thể hiện rõ trong Cương lĩnh 1991 (sửa đổi, bổ sung 2011); đường lối chính sách sau hơn 35 năm đổi mới và Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Sơn, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để rõ hơn những giá trị nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
|
Ngày phát hành 12:57 | 22/8/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN - Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, Chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 - Kết thúc 1 ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Phát động Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số "Make in Viet Nam" năm 2024 với nhiều điểm mới trong quy chế - Nga từ chối đối thoại với Ukraine, sau khi nước này tấn công và xâm nhập khu vực biên giới của Nga - Italia cảnh báo, các nước phương Tây có thể gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 nếu tiếp tục cung cấp vũ khí để Ukraine tiến sâu vào lãnh thổ Nga - ÔngTump có cuộc vận động cử tri ngoài trời lần đầu tiên sau vụ ám sát hụt cách đây 1 tháng
|
Ngày phát hành 16:43 | 1/9/2022 Cách đây 77 năm (2/9/1945-2/9/2022), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là văn bản có giá trị lịch sử, không chỉ là lời tuyên bố đanh thép của một dân tộc vừa giành lại nền độc lập mà còn là cơ sở để xây dựng ''Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân'', nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền không chỉ phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước theo định hướng XHCN mà còn hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại trong thời đại ngày nay.
|
Ngày phát hành 15:11 | 29/11/2022 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta được đặt ra từ khá sớm và đã có những thành tựu bước đầu. Song trong giai đoạn mới cần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển. Vì vậy, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 và hiện đã triển khai từ hơn 1 năm qua. Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn rất quan trọng được Đảng chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện, tạo cơ sở hiện thực hóa con đường, mục tiêu lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta lựa chọn.
|
Ngày phát hành 17:44 | 4/5/2021 Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược đó là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển- trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đột phá về nhân lực và hạ tầng, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vậy làm gì để thực hiện tốt khâu đột phá về thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
|
Ngày phát hành 14:19 | 2/7/2021 Văn phòng Chủ tịch nước công bố Quyết định về đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chính phủ ban hành Nghị quyết về 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với tổng số tiền khoảng 26 nghìn tỷ đồng. - Quảng Nam dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Ngày 2/7/1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Hành trình 45 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực, phát huy truyền thống sáng tạo, kiên cường, đổi mới để xứng đáng với niềm vinh dự đó. - Nguy cơ xung đột giữa Nga và Nato gia tăng, khi 2 bên đều thực hiện hàng loạt cuộc tập trận tại Biển Đen. - 130 quốc gia tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ra tuyên bố ủng hộ một khung thuế quốc tế.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/9/2014 - Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng đã mua được gần 60 nghìn tỷ đồng nợ xấu của 35 tổ chức tín dụng. - Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á về công tác phòng chống HIV/AIDS. - Lần đầu tiên nước ta phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất bằng phương pháp mới mang lại hiệu quả rõ rệt. - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc chưa nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và bất đồng về lịch sử. - Lệnh trừng phạt mới của Liên minh Châu Âu nhằm vào Nga bắt đầu có hiệu lực.
|
Ngày phát hành 9:20 | 29/6/2021 Công bằng xã hội là một chủ trương lớn, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện bản chất nhân văn, tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng. Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội. Xuyên suốt “sợi chỉ đỏ” của sự công bằng đó là mục tiêu “ không bỏ ai ở lại phía sau”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/9/2014
|
Ngày phát hành 17:7 | 11/12/2021 Sáng nay, 11/12, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì hội thảo Đề án; Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án, phát biểu khai mạc hội thảo.
|
Ngày phát hành 14:3 | 17/1/2023 Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 13, Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nghị quyết khẳng định: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; luôn phải đặt trong tổng thể công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì, hiệu quả; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
|
Ngày phát hành 17:51 | 1/9/2021 Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2021). Tham dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Cùng dự buổi lễ có ngài Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam, Trưởng Đoàn Ngoại giao; các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại các nước và các tổ chức quốc tế.
|