Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020 Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2016 - Học phí tăng cao: Làm sao tăng chất lượng đại học, đồng thời đảm bảo công bằng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của những học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa? - Những mặt trái của Thế vận hội 2016. - Triển lãm 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. - Thông tin về trò chơi Pokemon Go đang gây sốt trên thế giới và Việt Nam.
|
Ngày phát hành 6:56 | 25/1/2022 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, làm việc và chúc Tết tại nhiều địa phương, đơn vị nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc - Chậm nhất ngày 14/2, các địa phương phải cho học sinh đi học trở lại, trừ những nơi đang là vùng đỏ. Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại cuộc họp về mở cửa trở lại trường học và hoạt động du lịch - Nhiều địa phương phía Bắc triển khai xây dựng "vùng xanh", "luồng xanh" ở khu vực biên giới nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa - Mỹ tuyên bố, sẵn sàng triển khai hàng nghìn binh sỹ tới Đông Âu nếu Nga phát động tấn công Ukraine - Cộng đồng quốc tế liên tiếp bày tỏ lo ngại về tình hình Burkina Faso, kêu gọi các bên giữ bình tĩnh và giải quyết những mâu thuẫn bằng đối thoại
|
Ngày phát hành 9:9 | 28/1/2022 Từ chỗ là vùng tâm dịch phức tạp nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh đã trở lại vùng xanh toàn bộ, khôi phục lại hoạt động kinh tế xã hội. Thành quả này là do nước ta đã ưu tiên tiêm vắc xin sớm cho người dân thành phố , thậm chí vắc-xin mũi 3 cũng đã được tiêm an toàn, trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi được tiêm với số lượng rất cao. Tỉ lệ bao phủ vắc-xin lớn cùng với những "vũ khí" khác là thuốc và kinh nghiệm phòng chống dịch giúp TP Hồ Chí Minh hoàn toàn tự tin để mở cửa.>BR> Từ kinh nghiệm ở TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tất cả địa phương khác thần tốc hơn nữa trong việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19, đồng thời phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin mùa Xuân từ ngày mai - 29/01 đến 28/2/2022 và phát động phong trào tiêm vắc xin xuyên Tết để có cơ sở mở cửa an toàn, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2015 - Giao lưu thương mại Việt Nam-EU. - Chương trình "Du xuân hữu nghị 2015"- Xây dựng cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế. - Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu vùng xa - Những thay đổi từ một dự án
|
Ngày phát hành 16:27 | 18/9/2022 Ngày 13 tháng 7 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1162/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021- 2025. Tiếp nối thành công của giai đoạn 5 năm trước, đây là chương trình đặc thù hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực này.
Với sự chung sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, hàng năm giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng dần, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương đến với nhiều thị trường. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ. Điều này cũng cho thấy sự đinh hướng của Chính phủ đến với các cấp, các ngành địa phương đối với phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã phát huy tác dụng. Đây là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật phát trực tiếp với chủ đề: "Quyết định 1162- động lực phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn: Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2017 - Học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa không thích đến trường hoặc bỏ học giữa chừng: Đâu là nguyên nhân? - Ấn Độ và Pakistan, hai quốc gia láng giềng vốn có mối quan hệ căng thẳng từ lâu do vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Kashmir. Tuy thế, một nhóm các ca sĩ của cả hai quốc gia đã cùng nhau hát và thu âm một bản phối kết hợp quốc ca của hai nước, như một “món quà hòa bình” gửi đến tất cả cộng đồng nhân dịp 70 năm Ngày Độc Lập của hai nước. - Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 20, diễn ra từ ngày 24/11 đến 28/11 tới có điều gì đặc biệt? - Từ ngày 10 tháng 8, Thông tư 08 của Bộ Công thương quy định về đăng ký, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có hiệu lực: Thị trường sữa có gì biến động?
|
Ngày phát hành 8:44 | 25/11/2022 Việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đem lại kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa trên các địa bàn này, thông qua thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hướng tới hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững. Nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã mở được đường vào các hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước, cũng như xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Phát triển thị trường hàng hóa và tăng khả năng tiếp cận thị trường cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện đời sống nhất là tại những địa phương nghèo ở Việt Nam đang là vấn đề được Chính phủ và nhiều bộ, ngành đặc biệt quan tâm. Vùng Dân tộc thiểu số và miền núi nước ta thuộc địa bàn 51 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung, nơi có địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu không thuận lợi và thiếu các cơ sở hạ tầng thiết yếu… Làm thế nào để thiết lập kết nối thị trường bền vững giữa các doanh nghiệp và các hợp tác xã thúc đẩy thương mại khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa trong các chuỗi giá trị thương mại cả nước, tạo thu nhập cho người dân? Câu chuyện thời sự hôm nay bàn về nội dung này với sự tham gia của vị khách mời là Tiến sĩ Trịnh Thị Thanh Thủy, Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công Thương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2020 Khách mời là Kiến trúc sư Phạm Đình Quý với nỗ lực trong hành trình xây dựng trường học cho trẻ em khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
|
Ngày phát hành 21:59 | 17/1/2023 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Chin Pi-ô đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. - Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa 15 sẽ họp vào chiều mai để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. - Các địa phương chăm lo Tết cho người dân huyện đảo và vùng sâu vùng xa. - Cứu sống bé trai nặng 800 gam bị nhiễm độc nặng do thủng ruột. - Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ, để thảo luận quan điểm về phát triển kinh tế và tăng cường liên lạc giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. - Nhiều nước kêu gọi Israel gỡ bỏ trừng phạt Palestine. Trong khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi Ixraen ngừng mở rộng các khu định cư tại Bờ Tây.
|
Ngày phát hành 18:32 | 6/7/2021 -Sẵn sàng cho một kỳ thi THPT nghiêm túc và an toàn! - Mỹ “đau đầu” với vụ tấn công mạng lớn nhất từ trước tới nay- hơn 1000 doanh nghiệp toàn cầu bị ảnh hưởng - Những cây cầu "An lạc" nơi vùng xa biên giới giúp người dân bớt nguy hiểm khi qua sông mùa lũ về.
|
Ngày phát hành 10:42 | 29/10/2023 Có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Khi đời sống ngày càng nâng cao, các sản phẩm đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, không chỉ dừng lại là những món quà tặng, biếu, mà đã phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của nhiều gia đình. Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền có sự góp sức không nhỏ của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, HTX và sự chủ động của những người nông dân, nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy những quyết sách của Chương trình phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Quyết định 1162 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 đang phát huy tác dụng. Khách mời tham dự Diễn đàn: - TS Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương. - GS.TS Hoàng Đức Thân - Nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/7/2017 - Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. - Làm việc với Hội Chữ thập đỏ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, hoạt động nhân đạo cần quan tâm đến đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa. - Tính đến nay, đã có 8 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà bị sập, tốc mái và trên 70 tàu thuyền bị đánh chìm do bão số 2 gây ra. - Iran tuyên bố sẽ có hành động đáp trả các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ. - Ca cấy ghép tay ở trẻ em đầu tiên trên thế giới thành công.
|
Ngày phát hành 7:20 | 25/6/2024 Trong công điện về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở, đi lại cho học sinh đặc biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa, học sinh khuyết tật với phương châm không để học sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về kinh tế, đi lại. Ngày thi đã cận kề, các địa phương đã chuẩn bị những phương án nào để thực hiện đúng yêu cầu vừa nêu?
|
Ngày phát hành 10:4 | 24/12/2021 Người dân xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đón Tết Dương lịch năm 2022 trong niềm vui an lành, phấn khởi vì người dân đã vượt qua dịch Covid – 19 bùng phát lần thứ 4 trong xã; đưa địa phương nơi xuất hiện ổ dịch đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng sớm trở lại vùng xanh, vùng an toàn dịch bệnh, giúp bà con yên tâm trong sinh hoạt, thuận lợi trong lao động, sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống.
|