Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2016 - Ngày làm việc thứ 2 của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, các đại biểu thảo luận về các văn kiện, tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh cải cách thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tích cực hội nhập quốc tế. - Em bé đầu tiên chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhờ kỹ thuật mang thai hộ, sau khi Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực từ năm 2015. - 8 người bị thương vong trong vụ sạt mỏ đá xảy ra sáng nay tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định, Thanh Hóa. - Từ đêm nay, các tỉnh miền Bắc nước ta bắt đầu hứng chịu đợt rét hại có cường độ mạnh nhất trong năm. - Trên thế giới, Trung Quốc cũng đối mặt với đợt lạnh kỷ lục trong vòng 30 năm qua khi nhiệt độ có nơi xuống âm 50 độ C. Trong khi đó, toàn bộ Bờ Đông của nước Mỹ đang có nguy cơ bị "nhấn chìm" do bão tuyết. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào bế mạc, bầu ông Bun-nhang Vô-la-chít làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa 10. - Nhật Bản tuyên bố chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với Iran. Việc Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ giúp Iran trở lại sân chơi quốc tế và được đánh giá sẽ mang lại nhiều đổi thay cho bức tranh thế giới năm nay. - Sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố tiếp tục các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro, giá dầu thế giới hôm nay đã tăng trên 30 USD một thùng.
|
Ngày phát hành 21:42 | 27/9/2021 “ Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải dành sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này đúng tầm là một khâu đột phá chiến lược, thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển. Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho phát triển”. Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế vừa diễn ra.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2016 Mới đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Chỉ thị về việc cấm tổ chức tiệc tùng, tặng quà, nhận quà với động cơ vụ lợi, không trong sáng. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu “không chúc tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành. Các địa phưong không về Trung ương để chúc tết”. Đây không phải là lần đầu tiên Đảng, Chính phủ nêu vấn đề này, thậm chí nó đã được quy định trong văn bản luật về việc cấm dùng tiền ngân sách để biếu xén, tặng quà nhằm vụ lợi cho bản thân; nhưng nó vẫn đã và đang bị lợi dụng, vẫn là một trong những vấn đề khiến dư luận xã hội bức xúc. Vì thế, ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ những biến tướng, những mặt trái của quà tặng không chỉ cần lòng tự trọng, sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo mà cốt yếu là cần đổi mới để có một thể chế thực sự minh bạch. Bình luận của Đàm Hoa với nhan đề "Có thể chế minh bạch để có Chính phủ liêm chính"
|
Ngày phát hành 9:57 | 1/8/2023 Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần
phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2014 - Cải cách thể chế là trọng tâm chính sách phát triển. - Hiệu quả từ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương. - Sửa đổi một số qui định về phòng, chống rửa tiền.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2020 “Để xây dựng mối quan hệ nhà nước và nhân dân vững chắc, Nhà nước cần minh bạch, công khai và sẵn sàng trách nhiệm giải trình; nhân dân có cơ chế giám sát hoạt động nhà nước hiệu lực, hiệu quả…”. Đó là một số đề xuất của các nhân sĩ, trí thức tại buổi tọa đàm do Ủy ban MTTQ TPHCM tổ chức sáng 4/6 tại TPHCM.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020 Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030 xác định 3 trụ cột phát triển và 7 nội dung chính, tập trung ở khuôn khổ pháp lý, hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán, hội nhập, hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin, công nghệ cao…
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2015 Khách mời của chương trình là GS.TS khoa học Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế.
|
Ngày phát hành 10:47 | 15/1/2021 Giảm ban hành văn bản cấp thông tư cho thấy chất lượng thể chế kinh doanh tốt hơn. Đây là một trong những nhận định tích cực đáng chú ý tại Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2020, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây. Nhưng bên cạnh đó, Báo cáo cũng ghi nhận vẫn còn những tồn tại, vướng mắc “cố hữu” về thể chế kinh doanh chưa được sửa đổi, như việc gia tăng biện pháp quản lý quá mức cần thiết, hoặc có những can thiệp không cần thiết vào thị trường. Thực tế này cho thấy, thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh cần cách tiếp cận mới trong bối cảnh mới, chú trọng vào hiệu quả thực thi chính sách. Chúng tôi bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2014
|
Ngày phát hành 20:8 | 15/6/2022 Trong quá trình vận hành của xã hội cho thấy, nhiều văn bản quy phạm pháp luật chưa thể theo kịp thực tiễn, quy định pháp luật xa rời cuộc sống; Chưa đủ chế tài để xử lý hoặc xử lý không triệt để những vấn đề mới nảy sinh, nhất là trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ.
Bởi vậy, trong thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức các phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Việc phải bám sát và đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh luôn là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong quá trình xây dựng pháp luật
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2016 Khách mời là chuyên gia kinh tế TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương.
|
Ngày phát hành 17:12 | 26/4/2023 - Bài 2 Loạt bài “Sửa đổi Luật HTX, mở cánh cửa cho HTX vươn xa” - “Hoàn thiện thể chế, tạo chuyển biến về chất và lượng cho HTX”. - Về Đồng Tháp gặp vua lúa giống miền Tây. - Bí quyết chăm sóc sầu riêng cho trái chất lượng cao.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2018 Khách mời là ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2020 Quá trình cải cách thể chế kinh tế 5 năm qua tác động rõ nét, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong giai đoạn vừa rồi, khiến chất lượng thể chế chưa theo kịp tiến trình phát triển của đất nước. Dự thảo Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Đài TNVN nhìn lại để thấy những thành công, nhận diện những tồn tại, từ đó nêu những gợi mở trong xây dựng thể chế kinh tế nước ta trong giai đoạn tới.
|