Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020 Đêm 23/10, một số người dân xã Nam Sơn - Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) dựng lều bạt, không cho xe chở rác vào bãi tập kết. Ngay lập tức, tình trạng ùn ứ rác ở nhiều nơi trong khu vực nội thành Hà Nội đã diễn ra. Ngày 25/10, Thành ủy Hà Nội đã họp, ra văn bản chỉ đạo các biện pháp giải quyết tình trạng này. Từ 20 giờ ngày 26/10, bãi rác Nam Sơn đã hoạt động trở lại. Mặc dù bãi rác Nam Sơn đã hoạt động trở lại, nhưng cách đây chưa lâu, (khoảng 3 tháng trước thôi) bãi rác này cũng đã bị người dân phản đối không cho tập kết rác do không đồng thuận với phương án đền bù trong vùng ảnh hưởng của Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn.
Sự việc người dân không cho tập kết rác ở những địa điểm gần khu vực dân cư sinh sống, hoặc không đồng ý xây dựng những lò đốt rác, xử lý rác thải ở nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua đã cho thấy những tồn tại cần phải được giải quyết tận gốc.
Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi đề cập nội dung “Giải pháp nào giải quyết tận gốc vấn đề rác thải – nhìn từ sự cố ở bãi rác Nam Sơn, Hà Nội” – với sự tham gia bàn luận của GS. TS Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2016 Dịp cuối năm là thời điểm nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… hoành hành mạnh nhất. Số lượng hàng giả, hàng nhái ngày càng nhiều hơn, được làm tinh vi hơn và xuất hiện tràn lan khắp mọi nơi. Cần có các giải pháp mạnh hơn để phòng ngừa, phát hiện và bài trừ nạn hàng giả. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2014 Thưa quý vị và các bạn! Hàng loạt vụ làm hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp đã bị phát hiện trong thời gian gần đây. Việc làm giả vật tư nông nghiệp làm thiệt hại nặng nề tới những nhà đầu tư chân chính, khiến họ không còn niềm tin vào sản xuất. Nặng nề hơn, vật tư nông nghiệp bị làm giả, gây ảnh hưởng lớn đến đồng ruộng, đến môi trường sinh thái, sức khỏe người tiêu dùng, bà con nông dân, làm thất thu ngân sách nhà nước. Phân tích của BTV Phương Hà đề cập vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2018 Theo dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 22 trong 2 đợt, ngày 12-13/3, và ngày 20-22/3. Trong đợt 2, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Dự án luật này đã được nhiều lần đưa ra lấy ý kiến, nhưng còn có điểm chưa thống nhất. Đặc biệt là một vấn đề đã nói đi nói lại nhiều lần mà vẫn chưa có quy định rõ ràng, cụ thể; đó là xác định tài sản bất minh, tài sản tham nhũng. Và, đề xuất đánh thuế nặng đối với tài sản bất minh của quan chức đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Bình luận của Đàm Hoa nhan đề: "Triệt tham nhũng cần giải quyết tận gốc".
|
Ngày phát hành 9:3 | 23/10/2022 Là một vấn đề không mới nhưng “bạo lực học đường” lại trở thành từ khóa nổi bật trong dòng tin tức trong tuần này khi liên tiếp hàng loạt vụ bạo lực nghiêm trọng đã xảy ra. Ngay hôm qua, 2 đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường của nhóm học sinh tại TPHCM và một nhóm nữ sinh khác túm tóc, đánh hội đồng bạn cùng trường ở Quảng Ngãi tiếp tục gây xôn xao dư luận. Hay chỉ cách đây 2 ngày, Công an thành phố Tân An, Long An đã khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ đánh một học sinh lớp 11 tử vong. Và ngay trước đó là một loạt vụ việc tương tự mà tôi tin là bất cứ bậc cha mẹ nào cũng không khỏi lo lắng, bất an. Ở lứa tuổi học trò, đương nhiên có những hành động bồng bột, nhưng chuyện đánh nhau đến mất mạng vì những nguyên nhân nhỏ nhặt thì quá khủng khiếp. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn nạn, dai dẳng và gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của các em học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội phải thể hiện ra sao để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/9/2016 - Đề án ngoại ngữ đến năm 2020 cần tương xứng với mức đầu tư. - Sông Hậu trước nguy cơ bị nhà máy nhiệt điện bức tử. - Hạn chế xe máy tại Hà Nội liệu có giải quyết tận gốc ùn tắc, ô nhiễm? - Mâu thuẫn gay gắt giữa EU- Hungary về vấn đề nhập cư.
|
Ngày phát hành 20:29 | 23/11/2023 Chiều nay, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đây là dự án Luật rất khó, phức tạp, có tính chất nhạy cảm, liên quan đến an ninh tài chính quốc gia, an ninh an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh tế - xã hội. Dự thảo luật lần này chưa đưa ra được những quy định để giải quyết tận gốc vấn đề tín dụng đen; các giải pháp hữu hình sẽ không thể chống được những vi phạm vô hình của tình trạng sở hữu chéo, thao túng chi phối trong hệ thống ngân hàng.
|
Ngày phát hành 7:23 | 20/1/2022 Dư luận chưa hết bàng hoàng, phẫn nộ vì vụ việc bé gái 8 tuổi tại Tp.HCM bị bạn gái của bố bạo hành dẫn đến tử vong, thì những ngày gần đây, thêm một vụ việc đau lòng nữa được cơ quan chức năng phác giác: đó là việc bé 3 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng sức khỏe xấu và nghi có đinh găm vào đầu. Tình trạng bạo hành trẻ em đã và đang gia tăng đến mức báo động, xót xa là nhiều trường hợp do chính bố mẹ, người thân các em gây ra. Các vụ việc trẻ bị bạo hành gây hậu quả nghiêm trọng đang khiến dư luận hết sức phẫn nộ và đau xót. Bạo hành trẻ là tội ác và cái ác cần được lên án và xử lý nghiêm minh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2017 - Thông tin dịch chuyển, giải tỏa hơn 1.300 cây xanh, phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng, thành phố Hà Nội đang khiến người dân vô cùng bức xúc. Nhiều chuyên gia lên tiếng cho rằng, chúng ta vẫn có thể vừa mở đường, vừa giữ lại được cây xanh cho Thành phố. - Sau 4 tháng thực hiện chiến dịch “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố. Liệu việc thu phí có giải quyết được tận gốc vấn đề lấn chiếm vỉa hè hay không, hay lại tạo ra tình trạng tiêu cực, bảo kê? - Giá cát xây dựng tại nhiều nơi đang tăng phi mã có phải là nguyên nhân khiến nhiều đối tượng bất chấp lệnh cấm vẫn ngang nhiên khai thác cát lậu? - Diễn biến mới về cuộc khủng hoảng Qatar: Đã có tám nước liên tiếp tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao, cắt kết nối giao thông trên không và trên biển với Qatar, cáo buộc nước này hỗ trợ khủng bố.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2015 - Sáng kiến phòng chống tham nhũng giúp ích gì cho công tác phòng chống tham nhũng? - Xây dựng và thực thi pháp luật kinh doanh của các bộ: Đã tốt hơn nhưng mới ở mức trung bình khá. - Chống hàng giả, hàng nhái-cần nhiều biện pháp mới mong triệt tận gốc. - Đắc Lắc - thất truyền các đội chiêng trẻ ở buôn Tul. - Quan hệ Nhật - Hàn: liệu đã đến lúc tan băng?
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2017 - Quy hoạch vỉa hè như thế nào để giải quyết tận gốc rễ cho “câu chuyện vỉa hè” được đi đúng hướng. - Singapore: Nơi đắt đỏ nhất thế giới nhưng cũng là nơi hấp dẫn nhất thế giới. - Phòng ngừa biến chứng răng miệng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2018 - Những đổi mới của ngành y tế trong việc nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Ý nghĩa của việc cô bé 7 tuổi ở Hà Nội hiến giác mạc khi qua đời đối với ngành y tế Việt Nam. - Hàng loạt cán bộ ở Gia Lai bỏ cơ quan để trốn nợ: Cần giải quyết tận gốc. - Sử dụng năng lượng mặt trời để đưa điện đến các vùng xa trên dãy Himalaya.
|
Ngày phát hành 8:0 | 9/12/2021 - Vườn Quốc gia Ba Vì làm tốt công tác giữ rừng tận gốc - Sản xuất liên kết - hiệu quả vững chắc trên cánh đồng - Chuyện ở thôn nhà nhà đều hiến đất xây dựng nông thôn mới
|
Ngày phát hành 17:7 | 18/10/2022 Năm học 2022-2023 mới diễn ra chưa đầy 2 tháng nhưng tại các địa phương liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, gây bức xúc trong dư luận. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ, mà thậm chí còn có những học sinh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bị bạn cùng trường hành hung. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn đề khó giải quyết, gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội như thế nào để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc? Chuyên gia giáo dục – TS Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công cùng bàn về câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2020 - Quản lý thị trường Hà Nội triệt phá kho chứa 25 tấn đùi gà tây Hàn Quốc đã hết hạn sử dụng. - Lạng Sơn: Ngăn chặn, buộc tiêu hủy gần 2.000 sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang được vận chuyển vào nội địa. - Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái. - Quản lý thị trường chú trọng xử lý tận gốc các ổ nhóm, đường dây.
|