Ngày phát hành 17:14 | 4/4/2022
Cuối tuần qua, xảy ra sự việc kinh hoàng khi một nam sinh ở Hà Nội nhảy lầu tự tử. Đáng chú ý, đây là vụ tự tử thứ 3 trong 10 ngày trở lại đây. Trước đó 1 ngày, một nữ sinh học lớp 8 ở Bắc Ninh tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tại nhà; cuối tháng 3, nữ sinh sinh lớp 9 đã tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội...Trước đó, vào tháng 2 tại TPHCM một học sinh THPT cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi có quyết định tiêu cực, nữ sinh từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.
Liên tiếp những tin buồn về chuyện học sinh không vượt qua áp lực cuộc sống khiến chúng ta không khỏi xót xa. Áp lực học tập và kỳ vọng quá lớn của gia đình đã khiến nhiều trẻ rơi vào trầm cảm, có suy nghĩ tiêu cực để giải thoát chính mình. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo về khủng hoảng tâm lý học đường khi 3 năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần của học sinh. PGS,TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng bàn luận về câu chuyện này.