Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 8:29 | 20/10/2022 Hôm nay (20/10) Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 4, Khóa XV. Tổng thời gian họp dự kiến là 21 ngày, trên tinh thần chất lượng đặt lên hàng đầu, nhiều nội dung quan trọng sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp. Trong đó đáng chú ý, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật đất đai (sửa đổi); Đây là dự án luật quan trọng, phức tạp, được cử tri trông đợi, có tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, có mối quan hệ, ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi chính sách. Cho ý kiến lần đầu tiên tại Kỳ họp này và sẽ được xem xét, thông qua sau ba kỳ họp, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ thể chế hóa Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Vậy Luật đất đai sửa đổi lần này có những điểm mới nào? Tác động ra sao đến người dân, doanh nghiệp và cả quốc gia…. Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội.
|
Ngày phát hành 18:52 | 24/8/2022 Theo dự kiến, Quốc hội khóa XV sẽ cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và phấn đấu hoàn tất sửa đổi vào năm 2023. Tại TP.HCM, các chuyên gia, doanh nghiệp có một số đóng góp cho quá trình soạn thảo bộ luật quan trọng này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2020 - EVFTA: Đón đầu cơ hội và lường trước thách thức mới. - Dự thảo Nghị định sửa đổi Luật Đất đai:“Nóng” chuyện phân lô bán nền. - Trò chuyện cùng doanh nhân Nguyễn Chí Thanh, Công ty Thanh Bình Hà Nội với thông điệp: Nhà phát triển BĐS đồng hành vì chất lượng cuộc sống sau dịch bệnh.
|
Ngày phát hành 18:10 | 21/2/2023 Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức thành viên, một số tổ chức xã hội và các chuyên gia, nhà khoa học và dự án Luật đất đai (sửa đổi). Một trong những nội dung được bàn thảo tại Hội nghị là làm sao sau quá trình thu hồi đất thì người dân được hưởng các lợi ích mang lại từ các dự án phát triển. Phóng viên Lại Hoa phản ánh
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2018
|
Ngày phát hành 17:52 | 22/2/2023 Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân có một điểm đáng chú ý là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai. Góp ý vào dự thảo luật, người dân đồng tình với quy định này, nhưng lo ngại khi bỏ khung giá đất sẽ khiến giá đất tăng lên, tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng tăng và đặc biệt rất khó để xác định giá theo thị trường.
|
Ngày phát hành 10:0 | 4/8/2022 Dự thảo Luật đất đai sửa đổi hiện nay đã được Bộ Tài nguyên và môi trường hoàn thiện và đang đăng tải để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý là Dự thảo Luật đã thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về việc bỏ khung giá đất; có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Đây chính là điểm mới đột phá trong việc sửa đổi Luật đất đai 2013. Vậy, việc bỏ khung giá đất sẽ tác động như thế nào đến việc quản lý nhà nước về đất đai? Người dân sẽ được hưởng lợi gì từ việc bỏ khung giá đất này? PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội cùng bàn luận về câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 11:48 | 14/12/2022 - Bắc Ninh: Nguồn thu từ đất sụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thu ngân sách của các địa phương - Tây Ban Nha: Đạp xe tập thể đi học khuyến khích thói quen giao thông
|
Ngày phát hành 14:33 | 6/7/2022 Tình trạng người dân tự ý làm hạ tầng, phân lô bán nền trên đất nông nghiệp và hình thành các dự án dân cư “ảo”, thậm chí có nơi, chính quyền địa phương cũng không kiểm soát nổi là thực trạng xảy ra khá phổ biến trong thời gian gần đây, đặc biệt ở những nơi có dự án đường giao thông chạy qua hay nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng. Trong khi đó, ở một số nơi, người dân bỏ đất nông nghiệp lên thành thị lao động vẫn diễn ra và những nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn gặp khó trong quá trình tiếp cận đất đai….Đây là những bất cập từ thực tế đặt ra khi sửa đổi Luật đất đai. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
|
Ngày phát hành 9:18 | 16/9/2021 Phát hiện phương tiện lợi dụng xe luồng xanh vận chuyển hàng chục tấn thép cuộn vi phạm về nhãn mác hàng hoá tại Tiền Giang - Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa: Thông điệp gì với quốc tế? - Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển
|
Ngày phát hành 9:58 | 15/4/2021 Luật Đất đai có liên quan trực tiếp đến đời sống của hầu hết người dân. Theo các chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để tạo nên những “cơn sốt” đất ảo để trục lợi. Vậy giải pháp chặn đà đầu cơ bất động sản khó kiểm soát?
|
Ngày phát hành 19:52 | 31/8/2022 - Hải Phòng: Bài học từ lòng dân từ công tác giải phóng mặt bằng - Venezuela: dùng nhựa tái chế tạo ra những bức tranh trên tường trang hoàng thủ đô
|
Ngày phát hành 8:41 | 20/9/2021 Từ ngày 15/09 chúng tôi đã phát 3 bài của Loạt bài Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển, trong đó đã phân tích nhiều bất cập của Luật Đất đai 2013 như vấn đề cơ chế xác định giá đất không mang lại giá đất sát thị trường khiến mâu thuẫn về lợi ích và khiếu kiện kéo dài; đó là vấn đề lợi ích nhóm dễ dẫn đến tham nhũng lãng phí; đó là vấn đề thất thoát nguồn lực nhà nước từ đất đai;… Gỡ những nút thắt này đang là mong mỏi của nhiều phía, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Đất đai liên quan đến lợi ích của hơn 90 triệu người dân và hàng trăm nghìn doanh nghiệp, các tổ chức. Do đó, nếu như Luật Đất đai 2013 được cho vẫn nặng về phần Quản lý Nhà nước mà chưa đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, thì cần có một tư duy mới, hướng tiếp cận mới khi sửa đổi Luật Đất đai 2013. Vậy tư duy và hướng tiếp cận mới ở đây như thế nào? Khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu quốc hội khóa XV, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2020
|
Ngày phát hành 8:11 | 3/11/2022 Để tinh giản biên chế thực sự có hiệu quả - Quản lý thị trường Quảng Ninh: Tịch thu gần 500kg nguyên liệu trà sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ - Đức mở rộng hợp tác với khu vực Đông Bắc Á, một mũi tên-nhiều mục đích - Phiên giao dịch chứng khoán hôm qua: Sức ép gia tăng, VN-Index quay đầu giảm điểm - Bỏ khung đấu giá đất: Bước đột phá trong sửa đổi Luật Đất đai - Na Uy hướng tới việc phát triển giao thông công cộng hoàn toàn bằng điện
|