Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 10:1 | 25/5/2021 Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Yêu cầu này cũng chính là 3 khâu đột phá lớn mà Bộ GD&ĐT cần giải quyết dứt điểm để tạo động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục. Bởi con người là nhân tố quan trọng, trong đó “nhân tài thật” quyết định cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (gọi tắt là Đề án 89). Theo đó, dự kiến trong 10 năm tới sẽ đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ. Điều đáng nói là trước Đề án 89 thì Việt Nam đã có hai đề án về đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục Đại học bằng ngân sách nhà nước là Đề án 322, Đề án 911. Mỗi đề án đều có kinh phí hàng nghìn tỷ nhưng dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của những đề án này. GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên bàn luận về nội dung này:
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/7/2016 Quốc hội khóa 14 vừa chính thức lựa chọn người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, đặt lên vai Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc những trọng trách nặng nề - đầy thách thức. Bài phát biểu đầu tiên trước kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 của tân Thủ tướng Chính phủ đã tạo ra nhiều hy vọng và cảm hứng về một bộ máy Chính phủ liêm chính và chân thành, sẽ cống hiến tận lực trong điều hành đất nước. Bình luận của biên tập viên Thu Liên.
|
Ngày phát hành 17:28 | 30/6/2023 Hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến làm việc hấp dẫn thông qua giấy phép lưu trú dài hạn hơn, chính phủ Indonesia đang lên kế hoạch “trải thảm đỏ” chào đón nhân tài trên khắp thế giới thông qua chương trình “thị thực vàng”. Giới chức Indonesia bày tỏ kỳ vọng, chiến lược này có thể là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” trong nỗ lực thu hút thêm nhiều lao động và nhà đầu tư nước ngoài, từ đó hy vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn tại Indonesia.
|
Ngày phát hành 7:53 | 22/9/2023 Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi). Phiên họp vừa diễn ra cách đây 2 ngày. Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người?
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2018 Khách mời là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
|
Ngày phát hành 22:18 | 25/4/2024 Cùng với các chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài, nguồn lao động chất lượng cao, Hà Nội cũng cần có chính sách chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn tới. Đó là nội dung Hội thảo khoa học thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) do Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chiều 25/4.
|
Ngày phát hành 19:30 | 1/9/2023 Bộ Giáo dục Trung Quốc cùng 9 cơ quan chính phủ khác của nước này vừa công bố kế hoạch hành động nhằm khuyến khích tuyển dụng lại những giáo viên đã nghỉ hưu để tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của những cán bộ này. Đây là một phần trong chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản, khắc phục điểm yếu của giáo dục Trung Quốc là mất cân bằng giữa các vùng miền, từng bước hiện thực hóa tham vọng “cường quốc nhân tài” mà các nhà lãnh đạo nước này đã đề ra trong kỷ nguyên mới. Góc nhìn của PV Tuấn Đạt - Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc.
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2017 - Phát biểu tại lễ trao giải Nhân tài Đất Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi một xã hội học tập và sáng tạo không ngừng để phát triển đất nước. - Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn với phần chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn. - Báo động nạn hàng giả, hàng nhái khiến doanh nghiệp làm ăn chân chính điêu đứng. - Cần Thơ xác nhận ca tử vong đầu tiên trong năm nay vì bệnh chân tay miệng. Còn tại Bình Dương xảy ra trường hợp hy hữu khi 2 phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bị pháp sư đánh... trừ tà. - Chỉ vài giờ sau khi Tòa án Tối cao Campuchia ra phán quyết giải thể Đảng Cứu quốc, Thủ tướng Campuchia khẳng định tổng tuyển cử năm tới vẫn diễn ra đúng kế hoạch. - Bình luận: Phải coi rau quả là sản phẩm chủ lực quốc gia.
|
Ngày phát hành 16:24 | 9/10/2024 Tập đoàn công nghệ Ericsson cho biết, vừa ra mắt Chương trình “EricssonEdge Academia” với mục tiêu cách mạng hóa việc phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực viễn thông tại khu vực Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Ấn Độ, trong đó có Việt Nam.
|
Ngày phát hành 11:52 | 27/12/2023 Thu hút nhân tài là chủ trương nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thời gian qua, việc thu hút, trọng dụng nhân tài của Tp Hà Nội chưa thực sự hiệu quả. Để bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài. Góp ý kiến vào vấn đề này, đại biểu Quốc hội và cử tri cho rằng, quy định này là cần thiết để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhân lực, để nhân tài phát huy được năng lực, cống hiến xây dựng Thủ đô phát triển
|
Ngày phát hành 20:43 | 27/3/2023 Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Nhiều địa phương đã tích cực triển khai các chính sách cụ thể như ưu tiên tuyển thẳng, ưu đãi cấp nhà, chính sách lương và hỗ trợ ban đầu, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, ... để thu hút nhân tài về làm việc trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, kinh tế, kỹ thuật- công nghệ.
Tuy nhiên, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, người có trình độ học vị, học vấn cao đăng ký tuyển vào các cơ quan, tổ chức hành chính sự nghiệp chưa cao.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/1/2016 - Nhân tài "một đi không trở lại": Vì sao? - Sinh viên thất nghiệp: Đâu là lời giải.
|
Ngày phát hành 10:17 | 1/9/2021 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng ta lãnh đạo, nhân dân ta đồng sức đồng lòng, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, làm nên một sự kiện long trời, lở đất, thay đổi căn bản số phận của cả dân tộc và mỗi người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Mời quý vị và các bạn nghe bài viết của PGS,TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nhan đề: “CHÍNH SÁCH TRỌNG DÂN, TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ CHẾ ĐỘ MỚI SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM”
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2015 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu nước ta đã tới Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 và các Hội nghị Cấp cao liên quan. - Tại Hà Nội đang diễn ra Lễ trao giải Nhân tài đất Việt năm 2015. - 9,2 triệu USD là số tiền dành cho công tác hỗ trợ việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em Việt Nam. - Nỗi niềm thầy cô dạy lớp ghép ở vùng cao. - Các ngoại trưởng ASEAN kêu gọi các bên kiềm chế ở biển Đông. - Cập nhật thông tin mới nhất về vụ bắt cóc con tin ở Mali.
|
Ngày phát hành 23:9 | 8/1/2021 Có được thành tích trong học tập là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh. Tuy nhiên, để những nhân tài của đất nước đã được nhận diện qua các kỳ thi quốc tế phát huy được khả năng, trí tuệ của mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước là cả câu chuyện đáng bàn. Bộ GDĐT đã có chủ trương thế nào trong việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh xuất sắc này? Ông Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị chủ trì trực tiếp tham mưu tổ chức các kỳ thi sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.
|