Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018 Trò chuyện với thầy giáo Nguyễn Thái Dương, công tác tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đắc Lắc. Thầy là 1 trong 48 giáo viên đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội vừa được Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2017 Trò chuyện với Trung úy Tạ Quang Quyết, Giảng viên Học viện An ninh Nhân dân.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2018 Vị thế của nhà giáo ở nước ta vì sao thấp? Tại sao ngành sư phạm không hấp dẫn thí sinh? Những câu hỏi này lại được dư luận nêu ra và thảo luận nhiều trong bối cảnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tuần họp phiên thứ 22 cho ý kiến về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Thời điểm này các thí sinh cũng đang cân nhắc để đăng ký dự thi Trung học Phổ thông quốc gia. Bình luận của Mai Hồng nhan đề: "Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi".
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2018 Trò chuyện với Đại tá, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Nguyễn Siêu, Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2017 Trò chuyện với thầy giáo Tô Nguyên Châu, giáo viên Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu thành phố Hồ Chí Minh.
|
Ngày phát hành 14:12 | 17/5/2024 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y. Bác từng căn dặn: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật, mà còn nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Làm theo lời Bác dạy, các thế hệ thầy thuốc không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức để hoàn thành trọng trách tất cả vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhân 134 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, phóng viên Đài TNVN có bài viết với nhan đề: Học và làm theo lời dạy của Bác bằng tấm lòng của người thầy thuốc.
|
Ngày phát hành 20:42 | 14/11/2021 Phía sau những chiếc buồng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đang sử dụng rộng rãi ở Lào Cai là tâm huyết của những người thầy ngày ngày đứng lớp nhưng mang trong mình niềm đam mê khoa học cháy bỏng.
|
Ngày phát hành 17:5 | 4/11/2021 Hàng giả, nhái “ngập” chợ online: Tinh vi trên nhiều nền tảng, nan giải để xử lý. - Chàng trai người Mông biến ước mơ thành hiện thực, xây dựng thương hiệu thời trang thổ cẩm cho riêng mình. - Nhóm “hẹn hò tốc độ” thu hẹp khoảng cách ngôn ngữ giữa người Israel và Palestine.
|
Ngày phát hành 15:15 | 24/7/2023 Cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc hiện có khoảng 43.000 người. Nhiều người trong số họ đang thông qua những công việc hàng ngày giúp người dân Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam. Thầy giáo Nguyễn Xuân Diệu, quê ở Hưng Yên, giáo viên Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên là một trong số đó.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020 “Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đâu của riêng ai !” là suy nghĩ giản dị và thiêng liêng của biết bao thế hệ. Hàng ngàn thầy giáo, cô giáo với truyền thống yêu nước, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm biệt mái trường thân yêu, xa học sinh, xa gia đình, cầm súng lên đường đi chiến đấu. Từ nhà trường tới chiến trường, những nhà giáo trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong,... Họ đã có mặt trên khắp các chiến trường từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Tây Nguyên, Nam bộ… vượt qua mọi khó khăn gian khổ khốc liệt của cuộc chiến tranh, chiến đấu anh dũng và đã thực sự đóng góp không nhỏ cho chiến thắng của dân tộc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội có gần 1.500 nhà giáo tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong số đó, 206 Nhà giáo – Chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở những chiến trường ác liệt và được công nhận Liệt sĩ. Hướng tới kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2020), chuyện đêm hôm nay, phóng viên Thu Hiền gặp gỡ ông Nguyễn Tử Y nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng tham gia chiến trường B từ năm 1965 để nghe về một thời ký ức hào hùng mà ông cùng đồng đội trải qua.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2019 Khách mời: Thầy Vũ Thanh Hòa, giáo viên dạy môn văn trường THPT Thăng Long, Hà Nội; Bạn Nguyễn Thị Phượng, Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/8/2014
|
Ngày phát hành 9:49 | 24/2/2024 Lương y, y sĩ Hồng Nhật Trường mặc dù còn trẻ nhưng đã có gần 15 năm bốc thuốc, chữa bệnh. Hết lòng với bệnh nhân, không chỉ bốc thuốc miễn phí, mà còn không ngại đường sá xa xôi đến châm cứu, đưa thuốc cho những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
|
Ngày phát hành 13:38 | 28/9/2022 Sau 29 năm chiến đấu với bệnh suy thận, Nhà văn, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký – người thầy đầu tiên viết chữ bằng chân vừa qua đời tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 75 tuổi. Suốt cả cuộc đời, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò với nghị lực, quyết tâm phi thường. Câu chuyện về thầy cũng được đưa vào sách giáo khoa và trở thành biểu tượng của lòng kiên trì, ý chí học tập suốt đời.
|
Ngày phát hành 20:13 | 20/2/2021 Giáo sư Nguyễn Tài Thu- Anh hùng lao động, nguyên Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương được mệnh danh là “Thần Kim”. Ông là người đầu tiên ở nước ta đưa kỹ thuật “tân châm”, sử dụng những chiếc kim to, dài hàng chục cm thay thế những chiếc kim châm cứu nhỏ truyền thống, giúp tác động điều trị tốt hơn. Nhờ “luồng gió mới” này, ngành châm cứu Việt Nam đã “cất cánh”, được thế giới thán phục. Rời cõi dương thế ở tuổi 90, Giáo sư Nguyễn Tài Thu để lại cho hậu thế cả một kho tàng kiến thức về châm cứu và là “tấm gương lớn” cả về y thuật lẫn y đức.
|