Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2020 Từ đầu tháng 3 đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều du học sinh Việt Nam và các bậc phụ huynh. Về hay ở là câu hỏi mà nhiều du học sinh Việt Nam đang băn khoăn, nhưng không dễ có đáp án trong đại dịch COVID-19 này. Những ngày qua, hàng nghìn du học sinh ồ ạt về nước trước khi các nước châu Âu đóng cửa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Tất cả phải trải qua 14 ngày cách ly tập trung trước khi trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, vài ngày qua, việc một số du học sinh mới trở về lên mạng xã hội than vãn về điều kiện cách ly ở Việt Nam khiến dư luận giận dữ vì đó là cách hành xử không đúng mực, trong khi cả nước đang phải gồng mình chiến đấu với đại dịch. Tuy nhiên trên thực tế, hưởng ứng lời kêu gọi “Đứng yên khi tổ quốc cần”, nhiều du học sinh ở khắp nơi trên thế giới vẫn khá bình tĩnh và quyết định ở lại, mặc dù vẫn có lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh. Trao đổi với TS. Tôn Quang Cường, Trưởng khoa Công nghệ Giáo dục, Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2020 Diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều người dân lo lắng hơn, nhưng nếu nhìn ở một khía cạnh khác, dịch bệnh cũng đem lại nhiều điều tích cực thú vị cho nhiều gia đình. Dịch bệnh đang làm thay đổi nếp sinh hoạt trong nhiều mái nhà, thay đổi lối sống tất bật thường ngày. Điều đó cũng giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về những giá trị mà khi cuộc sống hối hả, chúng ta không có thời gian nhận ra. Ghi nhận của CTV Phương Thuý tại Phú Thọ:
|
Ngày phát hành 16:58 | 26/8/2021 Trước những diễn biến phức tạp của dịch covid-19, hơn 1 tháng qua, Hà Nội đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Dịch bệnh đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người ở khu cách ly, những vùng cách ly y tế... Nhưng trong khó khăn ấy đã xuất hiện những hành động, việc làm, nghĩa cử cao đẹp - thể hiện tình người với người cùng sẻ chia, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong mùa dịch, góp phần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến thắng đại dịch. Và một trong những nghĩa cử cao đẹp ấy là sự sẻ chia của nhân dân, doanh nghiệp với các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch, trong đó có các chốt kiểm soát dịch bệnh ở các địa phương. Câu chuyện được ghi lại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2020 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giữ vững ổn định xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và có xu hướng kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2020 - An toàn người bệnh, an toàn trong điều trị mùa dịch Covid 19 - Nguy cơ mắc bệnh lý về da trong mùa mưa lũ - “Không còn nạn đói”: Nâng cao thể trạng và tầm vóc cho học sinh
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2020 Việc nghỉ học dài ngày để tránh dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch học tập của học sinh, đặc biệt với những học sinh cuối cấp. Vì vậy mà học trực tuyến, học qua truyền hình là giải pháp được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng khi học sinh nghỉ học. Cùng bàn luận về câu chuyện “Học online, học qua truyền hình: Lớp học không khoảng cách”.
|
Ngày phát hành 16:15 | 15/11/2021 Dịch covid-19 vẫn lây lan ở hầu hết các quốc gia trên thế gới trong khi nhu cầu tới trường của học sinh rất lớn. Việc có nên cho trẻ quay trở lại trường học khi vẫn còn dịch bùng phát vẫn còn nhiều ý kiến ở các quốc gia. Tại Ai Cập, nước này đã cho học sinh đi học trực tiếp và có các giải pháp tốt nhất để bảo vệ học đường an toàn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2020 Trước sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), Việt Nam cũng là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh này, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, hoặc hoạt động cầm chừng, dẫn đến người lao động rơi vào tình trạng mất việc làm hoặc nghỉ việc không lương chờ dịch bệnh qua đi. Trong khi chính phủ nỗ lực đưa ra những chính sách mang tính vĩ mô, bình ổn tình hình trước dịch bệnh thì người dân cũng đang có những bước chuyển đổi hình thức tổ chức kinh doanh để phù hợp với xu hướng mùa dịch. Vậy trước thách thức khi dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp ở nước ta, với những người bị tạm thời mất việc, những bà mẹ bỉm sữa, các bạn sinh viên và những người nhàn rỗi, người đang đi làm nhưng còn rảnh thời gian có thể làm gì khi mùa dịch để tăng thêm thu nhập? Khách mời là ông Hà Anh Tuấn - Chuyên gia đào tạo hướng dẫn Kinh doanh đưa ra những gợi ý về các cách thức kinh doanh để các bạn có thêm thông tin.
|
Ngày phát hành 19:38 | 18/5/2021 Vì sao khoảng 10.000 chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân của người Việt Nam bị rao bán trên mạng Internet? - Bảo tàng Kalashnikov ở thành phố Izhevsk– thủ phủ Cộng hòa Udmurtia, Liên bang Nga, lưu giữ và trưng bày nhiều loại vũ khí nổi tiếng đã có hơn 200 tuổi. - Những nghĩa cử cao đẹp giữa mùa dịch Covid – 19 ở tỉnh Bắc Giang, vì bình yên cuộc sống.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020 Chàng trai trẻ 23 tuổi tên Lê Anh Tuấn được biết tới với cái tên Hiệp sĩ bóng đêm ở Bình Dương. Hơn 2 năm qua, Lê Anh Tuấn đã thực hiện gần 400 chuyến xe cấp cứu miễn phí kịp thời đưa người bị nạn vào bệnh viện, giành lại sự sống cho nhiều người cận kề lưỡi hái tử thần. Tấm lòng thiện nguyện và việc làm ý nghĩa của Tuấn đưa anh trở thành một trong 10 gương mặt vừa nhận Giải thưởng tình nguyện Quốc gia năm 2019 do Trung ương Đoàn phối hợp với Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) khởi xướng. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Lê Anh Tuấn vẫn sẵn sàng lái xe cấp cứu miễn phí, để hỗ trợ những người gặp nạn. Cùng trò chuyện với gương mặt trẻ tiêu biểu Lê Anh Tuấn, lắng nghe anh chia sẻ về công việc thiện nguyện của anh và từ đó thắp lên ngọn lửa về tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2020 Nhờ sự phát triển của công nghệ 4.0, ngày càng có thêm nhiều ứng dụng tiện lợi, phục vụ cuộc sống. Chỉ cần sở hữu trong tay một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) có kết nối internet là chúng ta có thể được tư vấn về sức khỏe, hướng dẫn đi khám bệnh một cách nhanh chóng. Ra mắt đã hơn 2 năm, ứng dụng Vovbacsi 24 của Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Đài Tiếng nói Việt Nam đã giúp ích nhiều người dân được tư vấn về bệnh tật mà không cần đến gặp trực tiếp bác sĩ, góp phần giảm tải cho bệnh viện. Trong mùa dịch Covid-19 này, ứng dụng Vovbacsi 24 còn giúp 2 đường dây nóng của Bộ Y tế bớt quá tải trong việc giải đáp và tư vấn cho người dân những biện pháp phòng chống dịch bệnh này. Cùng trao đổi với ông Vũ Quang, phụ trách Dự án VOV bacsi24 của Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Đài Tiếng nói Việt Nam để hiểu rõ hơn về ứng dụng thông minh này.
|
Ngày phát hành 9:28 | 28/6/2021 Hơn một năm qua, diễn biến của dịch COVID-19 đã có những tác động đến hoạt động thường nhật, thói quen sinh hoạt của hàng triệu gia đình. Nhiều người phải điều chỉnh các hoạt động của bản thân và gia đình để “thích ứng” với dịch bệnh. Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trong xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người. Song ở một góc nhìn khác, dịch COVID-19 cũng mang đến cơ hội để chúng ta “sống chậm” lại và thêm gắn kết nhiều hơn với gia đình của mình. Đồng thời, những giá trị văn hóa truyền thống gia đình vốn ít nhiều bị khuất lấp bởi nhịp sống hối hả cũng được khơi dậy. Khi gia đình bình an thì xã hội hạnh phúc đúng như chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm nay, thông qua các thông điệp như: Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực; Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc... BTV Đài TNVN và PGS TS Đinh Hồng Hải, Khoa Nhân học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn về giá trị gia đình Việt trong mùa dịch COVID-19
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2020 - Nhiều vấn đề tác động tiêu cực nỗ lực quảng bá, xúc tiến du lịch - cơ quan chức năng lên tiếng. - Nở rộ các sân chơi nghệ thuật cho trẻ. - Bang New York ở Mỹ bắt đầu mở cửa giai đoạn 4, khu du lịch tượng Nữ thần Tự do mở cửa đón du khách. - Người nghệ sĩ thành công trong lĩnh vực nghệ thuật múa rối cạn và múa rối nước.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2020 - Chính sách bảo hiểm thất nghiệp thời Covid-19: Làm sao để vừa hỗ trợ tối đa, vừa đảm bảo ổn định quỹ? - Toàn cảnh thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến kéo dài. - Lớp học không khoảng cách. - Khám phá Cuốn sách "Nơi đầu sóng - Mắt trùng khơi" của 2 tác giả Lữ Mai và Trần Thành.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2020 Dịch bệnh Covid-19 đã làm cho cả thế giới phải điêu đứng, nền kinh tế suy giảm và nhiều người bị mất việc làm. Tại nước ta, sau 2 đợt dịch kéo dài hàng tháng đã khiến các hộ nghèo, người lao động nghỉ việc càng khó khăn hơn. Cùng với sự hỗ trợ khẩn cấp của Nhà nước, nhiều mạnh thường quân đã có những đóng góp thiết thực, giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch vượt qua giai đoạn khó khăn này. Phóng viên Văn Hải có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, quản lý Thẩm mỹ Hoàng Tuấn, đơn vị từng tổ chức cây “ATM mì tôm” đầu tiên tại ngõ 487 phố Hoàng Quốc Việt, Hà Nội trong đợt dịch trước, giúp hàng nghìn bệnh nhân và người lao động nghèo không bị đứt bữa. Và trong đợt dịch lần này, các bác sĩ tại Thẩm mỹ Hoàng Thanh Tuấn tiếp tục hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn 30 tấn gạo.
|