Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 17:5 | 13/7/2021 Một trong những thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày vừa qua là dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Bộ Thông tin và truyền thông vừa đưa ra. Nghị định này nhằm siết chặt quản lý các hoạt động livestream, kiếm tiền trên mạng xã hội, buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Dự thảo Nghị định 72 được đưa ra trong bối cảnh việc livestream trên mạng xã hội dẫn đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực như: bán hàng lậu, hàng cấm; lừa đảo; khiêu dâm; xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức; truyền bá tin giả. Hệ thống facebook, google đã tiếp tay cho những người lợi dụng kẽ hở luật pháp như thế nào? Cần phải làm gì để xử lý những hành vi vi phạm trên mạng xã hội và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam? BTV Lê Tuyết trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin Điện tử, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông; Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP Hà Nội về nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2020 - Sạt lở - mối nguy cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Đồng hành cùng trẻ trên môi trường mạng – cần sự đồng hành của gia đình, nhà trường và xã hội. - Nhìn từ câu chuyện dịch bạch hầu - Ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh từ “vùng lõm” tiêm chủng. - Làm gì để áo dài trở thành di sản của nhân loại?
|
Ngày phát hành 14:16 | 2/4/2022 -Chiến dịch "vắc-xin số” - Thêm giải pháp “Báo cáo xâm hại” trẻ em trên môi trường mạng. - Triển lãm kỹ thuật số "Trải nghiệm Mo-na Li-da” đang diễn ra tại Pháp.
|
Ngày phát hành 15:42 | 18/12/2023 Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cùng với những tiện tích mang lại, do tiếp cận quá sớm các thiết bị điện thoại, Internet đã dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, khiến trẻ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương và để lại hậu quả nặng nề. Phòng tránh cho trẻ bị xâm hại trên môi trường mạng - nội dung được bàn luận trong Chương trình Cuyên gia của bạn hôm nay.
|
Ngày phát hành 15:20 | 8/8/2023 Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2023 đã chính thức bế mạc. 188 em nhỏ đại diện cho hơn 25 triệu trẻ em trên khắp cả nước đã cùng nhau thảo luận, đưa ra các thông điệp, kiến nghị phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, an toàn trên môi trường mạng…Đặc biệt, vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ trên môi trường mạng nhận được sự quan tâm rất lớn bởi hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta đang tiếp cận thiết bị kết nối Internet, trong đó, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi. Học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè, người thân là hoạt động chính của trẻ khi sử dụng điện thoại. Cần hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet như thế nào cho hợp lý, an toàn? Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 20:50 | 19/9/2021 Thời gian qua, “bắt nạt trên mạng xã hội” là cụm từ đã không còn xa lạ đối với mọi đối tượng, lứa tuổi sử dụng internet trên toàn cầu. Đáng nói, bắt nạt ảo nhưng lại gây ra những hậu quả thật trong thế giới thực, thậm chí trả giá bằng cả tính mạng. Nhằm ngăn chặn những nguy cơ và tác động xấu có thể xảy ra trên mạng xã hội, Bộ Tư pháp Nhật Bản mới đây thông báo sẽ xem xét tăng cường các biện pháp trừng phạt, răn đe đối với các hành vi bắt nạt và lăng mạ trên mạng xã hội - có thể lên mức phạt tù!
|
Ngày phát hành 17:31 | 13/4/2021 - Lợi dụng kẽ hở trong chính sách quản lý, không ít doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đã cố tình quảng cáo sai sự thật với hồ sơ công bố về sản phẩm trên mạng internet, vi phạm quy định về quảng cáo? Vậy quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào? - Loạt bài viết “Thuốc lá điện tử “tấn công” trường học”.
|
Ngày phát hành 20:11 | 28/11/2022 Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 60 triệu người sử dụng mạng xã hội, trong đó, trẻ em chiếm khoảng 30%. Thế nhưng, trẻ em lại chưa có đầy đủ nhận thức về nguy cơ, mặt trái của internet về kỹ năng sống cũng như kiến thức trong việc sử dụng internet, mạng xã hội an toàn.
“Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” là vấn đề được đề cập trong Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2018 - Cần làm thế nào để nêu cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu? - Băn khoăn chất lượng sữa học đường. Liệu rằng sữa học đường có phải là giải pháp tối ưu cho câu chuyện người Việt lùn? - Những thách thức tái thiết sau thảm họa động đất, sóng thần tại Indonesia. - Làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
|
Ngày phát hành 21:7 | 5/12/2022 Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị thông minh đã mở ra nhiều cơ hội để trẻ em học tập, vui chơi và tìm hiểu thế giới khi có thể dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực như vậy, vẫn còn đó những tác động tiêu cực từ các thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng; các nguy cơ tiềm ẩn hay cạm bẫy khó nhận biết do trẻ em chưa có đủ kỹ năng để tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Do đó, việc tạo ra môi trường mạng lành mạnh, trang bị kỹ năng sống để trẻ em nhận biết và sử dụng Internet an toàn là vô cùng cần thiết. Và việc này rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2020 Mỗi ngày, người Việt sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet khoảng 6 giờ. Trung bình mỗi người vào mạng xã hội 2 giờ. Nhiều thông tin từ đây được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Sẽ không có gì đáng bàn nếu tất cả đều là thông tin tích cực-cần được lan tỏa. Tin giả-tin phản động có thể được nhân bản và lan truyền từng giây trên môi trường trực tuyến – tác động tiêu cực, không lường! Giải pháp nào hạn chế? Ông Phạm Văn Nghĩa - Chuyên gia lĩnh vực thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng BTV Thu Trang bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 14:21 | 20/4/2023 Hôm nay, ngày 20/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị tập huấn về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử cho lực lượng chức năng các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.
|
Ngày phát hành 19:14 | 8/10/2021 Việt Nam có khoảng 25 triệu trẻ em trong đó khoảng 2/3 có cơ hội tiếp cận với Internet. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay mọi hoạt động đều dịch chuyển lên Internet, kéo theo rủi ro lớn cho phụ huynh, trẻ em như lộ lọt thông tin, bị lừa đảo, đánh cắp dữ liệu, dụ dỗ lôi kéo, tiếp cận thông tin giả mạo. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số số 830 phê duyệt chương trình ”Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chương trình ở cấp quốc gia về riêng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Vậy, làm thế nào để chương trình này là lá chắn để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Khách mời là ông Bùi Duy Thành, chuyên gia an toàn mạng - ChildFund Viet Nam sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
|
Ngày phát hành 14:44 | 16/12/2022 Môi trường mạng internet mang đến nhiều điều bổ ích cho trẻ em, song cũng là "cái bẫy" gây ra những hậu quả khôn lường. Thực tế, đã có không ít trẻ em ở lứa tuổi 10 đến 18 đã bị dụ dỗ chụp ảnh nhạy cảm, dọa tung lên mạng; thậm chí bị xâm hại tình dục...
|