Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 10:38 | 13/5/2023 Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ chiếm hơn 30% tổng số nhưng lại đóng góp tới 50% lượng kiều hối. Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường lao động nước ngoài, không ít lao động nữ di cư phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn so với nam giới: phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột và phân biệt đối xử; chưa thích ứng và quen với môi trường, phong tục tập quán dẫn đến việc bị đe dọa, cưỡng bức lao động, trả tiền lương không tương xứng với sức lao động...
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2020 Bình quân mỗi năm có khoảng 110.000 người lao động đi nước ngoài làm việc. Không thể phủ nhận hoạt động này có ý nghĩa thiết thực trong việc xóa đói giảm nghèo. Vậy nhưng cùng với sự gia tăng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thì chất lượng hiện vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực. Cùng với đó là những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, việc mù mờ về công việc và thị trường lao động tại đất nước mà người lao động sẽ đặt chân đến. Đó là chưa kể đến những vi phạm, tiêu cực phát sinh, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Quản lý nhà nước cần hiệu quả hơn đối với hoạt động này thông qua những quy định cần sửa đổi về điều kiện và trách nhiệm của các đơn vị thực hiện dịch vụ đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài là nội dung được quan tâm trong dự thảo luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2020 Cò mồi, môi giới dẫn đến phí dịch vụ quá cao, tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, vi phạm pháp luật, doanh nghiệp không đủ năng lực, cắt xén chương trình đào tạo, cố tình lách luật để đưa lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ nhưng vẫn tổ chức đưa người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là thực trạng nhức nhối, phổ biến từ nhiều năm nay. Vậy làm thế nào để siết chặt trật tự trong hoạt động đưa lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hợp pháp hoạt động là vấn đề đặt ra trong dự thảo Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016 Khách mời tham gia chương trình là ông Ngô Sỹ Thắng, Phó trưởng phòng Chính sách Kinh tế xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
|
Ngày phát hành 11:43 | 23/6/2024 Trong 6 tháng đầu năm 2024, việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu lao động vẫn diễn ra.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/12/2014 Khách mời là ông Đinh Văn Duyệt - Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Ninh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2020 Dù chưa thể đưa lao động ra nước ngoài với tần suất như trước đây, nhưng việc một số thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận lao động trở lại, đang là tín hiệu tích cực trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng như người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc. - Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thị trường có thể bị chi phối bất kỳ lúc nào nếu dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, thì nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch cũng được đặt ra bức thiết. Bàn về nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
|
Ngày phát hành 17:9 | 11/1/2021 Xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những mục tiêu, chương trình trọng tâm của Chính phủ triển khai thực hiện. Thời gian qua, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều tốt nhất cho các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống trên nhiều phương diện, trong đó, có nội dung đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Nhìn lại giai đoạn 5 năm 2016- 2020 về hiệu quả chương trình đưa lao động huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài và triển vọng thị trường thời gian tới, đây là nội dung chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay. Khách mời của chương trình là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông, Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
|
Ngày phát hành 17:38 | 10/2/2023 Để đạt mục tiêu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia có thu nhập cao. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2015 Khách mời là bà Nguyễn Thị Mai Thủy - Điều phối viên Quốc gia Dự án Hành động cùng ba bên nhằm bảo vệ người lao động di cư khỏi bóc lột lao động, thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam.
|
Ngày phát hành 10:45 | 5/9/2023 Trong những năm gần đây, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoà tăng lên đáng kể. Hàng năm, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài tập trung chủ yếu tại 3 thị trường truyền thống và trọng điểm là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc (chiếm trên 93% số lượng lao động xuất cảnh hàng năm), với việc làm phù hợp, ổn định có thu nhập từ 400 đến 1.500 USD/người/tháng.
|
Ngày phát hành 13:29 | 22/4/2022 Tại Hội thảo trực tuyến do Tổ chức Di cư Quốc tế phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức, các đại biểu khẳng định Bộ quy chuẩn về công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho lao động di cư đã trợ giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt, tránh bị lừa đảo, đồng thời bảo vệ các cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn thương trước nguy cơ mua bán người và nô lệ thời hiện đại.
|
Ngày phát hành 20:48 | 2/6/2022 Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài mà Hậu Giang cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, những tháng gần đây, khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt, tỉnh này đã có nhiều nỗ lực trong tuyên truyền, kết nối, thúc đẩy xuất khẩu lao động, từ đó đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
|
Ngày phát hành 7:16 | 11/2/2023 Để đạt mục tiêu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia có thu nhập cao. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này:
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/12/2018 Khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin, Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
|