logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 32 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Thời điểm tốt để Việt Nam định vị trong nền kinh tế toàn cầu (22/10/2020)

Thời điểm tốt để Việt Nam định vị trong nền kinh tế toàn cầu (22/10/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2020

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nước, trong đó có nhiều cường quốc kinh tế tăng trưởng âm, thì Việt Nam vươn lên như một điểm sáng với mức tăng trưởng 2,12%, quý 3 tăng mạnh hơn quý 2, đạt 2,62%. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ V thay vì chữ U, chữ L hay W như nhiều nền kinh tế khác. Nhiều tổ chức quốc tế và định chế tài chính nhận định, hiện đang là thời điểm tốt của Việt Nam để định vị trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy đâu là những yếu tố giúp nước ta vượt qua khó khăn của đại dịch và những cơ hội nào cần phải tận dụng để vươn lên trong bối cảnh mới này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế:

Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái (11/4/2022)

Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái (11/4/2022)

Ngày phát hành 19:21 | 11/4/2022

Xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các chính phủ. Một nghiên cứu về chính sách mới đây của Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế cho thấy, kinh tế thế giới có thể tránh được kịch bản lạm phát phi mã, nhưng cái giá phải trả có thể sẽ là đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn, thậm chí là suy thoái. Các ngân hàng trung ương đang đứng trước lựa chọn có thể một lần nữa phải đưa ra những phản ứng chính sách mạnh mẽ hơn nhiều so với dự đoán.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 và những kỳ vọng thúc đẩy kinh tế toàn cầu (28/6/2021)

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 và những kỳ vọng thúc đẩy kinh tế toàn cầu (28/6/2021)

Ngày phát hành 10:27 | 28/6/2021

Dự kiến, hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra ở miền Nam Italia. Đây là sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm bởi G20 vốn được xem là động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh các nước đang tìm cách nhanh chóng phục hồi nền kinh tế sau những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, thế giới lại càng kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của G20. Vậy G20 có thể mang lại những gì cho kinh tế toàn cầu? BTV Thu Hà và chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn câu chuyện này.

Thời sự sáng ngày 7/6/2015: Hôm nay, Diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt ở nước ngoài với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu" được tổ chức tại Hà Nội.

Thời sự sáng ngày 7/6/2015: Hôm nay, Diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt ở nước ngoài với chủ đề

Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2015

- Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ nước ta đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công du xuyên ba châu lục - châu Á, châu Phi và châu Âu.
- Hôm nay, Diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt ở nước ngoài với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu" được tổ chức tại Hà Nội.
- Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành động phòng chống MERS tại Việt Nam nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh này và xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.
- Nhật Bản cam kết hỗ trợ 1,5 tỷ USD cho Ucraina tái thiết đất nước.
- Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cưn Hê hối thúc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo này.
- Bình luận: Hành động vẫn chưa đủ để mang lại thế giới bình yên.

Thách thức với quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu (1/12/2021)

 Thách thức với quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu (1/12/2021)

Ngày phát hành 10:21 | 1/12/2021

Sau gần 2 năm chao đảo vì dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược ứng phó, từ áp đặt phong tỏa sang thích ứng linh hoạt, từ Zero Covid sang sống chung an toàn, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Nhưng sự xuất hiện của biến thể mới Omicron đang tạo ra thách thức mới cho quá trình phục hồi này, thậm chí có thể “kèo lùi” những thành quả về phục hồi kinh tế từng đạt được khi các quốc gia từng bước mở cửa lại nền kinh tế.
Sự xuất hiện của các biến thể mới như Omicron cho thấy việc cân bằng giữa phục hồi kinh tế và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân là không hề đơn giản, đòi hỏi chính phủ các quốc gia phải có cách tiếp cận phù hợp. PGS - TS. Vũ Sỹ Cường - Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính – thuộc Học viện Tài chính phân tích rõ hơn vấn đề này.

Hội nghị Thượng đỉnh G7 bế mạc chiều nay với tuyên bố chung khẳng định tăng cường hợp tác để đối phó với sự tăng trưởng không bền vững của kinh tế toàn cầu; đảm bảo an ninh hàng hải, đặc biệt ở biển Đông và biển Hoa Đông. (Thời sự chiều 27/5/2016)

Hội nghị Thượng đỉnh G7 bế mạc chiều nay với tuyên bố chung khẳng định tăng cường hợp tác để đối phó với sự tăng trưởng không bền vững của kinh tế toàn cầu; đảm bảo an ninh hàng hải, đặc biệt ở biển Đông và biển Hoa Đông. (Thời sự chiều 27/5/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2016

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và các Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận.
- Hội nghề cá Việt Nam đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc miền Trung.
- Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần thứ 42 đã bế mạc chiều nay với tuyên bố chung khẳng định tăng cường hợp tác để đối phó với sự tăng trưởng không bền vững của kinh tế toàn cầu; đảm bảo an ninh hàng hải, đặc biệt ở biển Đông và biển Hoa Đông.
- Mỹ đưa ra cảnh báo về xảy ra một đại dịch bệnh nhiễm trùng vô phương cứu chữa trên toàn cầu khi nước này vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc siêu vi khuẩn kháng mọi loại thuốc kháng sinh.

Doanh nhân trẻ Việt Nam - Chuyển mình để không chậm trễ trong xu thế số hóa kinh tế toàn cầu (14/11/2022)

Doanh nhân trẻ Việt Nam - Chuyển mình để không chậm trễ trong xu thế số hóa kinh tế toàn cầu (14/11/2022)

Ngày phát hành 10:48 | 14/11/2022

Doanh nhân trẻ Việt Nam - Chuyển mình để không chậm trễ trong xu thế số hóa kinh tế toàn cầu.
- Ngành Dệt may gắn sản xuất với bảo vệ môi trường.
- Yên Bái bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm.

Kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu - cái khó bó cái khôn! (16/4/2023)

Kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu - cái khó bó cái khôn! (16/4/2023)

Ngày phát hành 7:22 | 16/4/2023

Hôm nay, Hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ bế mạc sau gần 1 tuần nhóm họp. Những dự báo mà hai định chế tài chính hàng đầu thế giới này đưa ra cho thấy, gam màu xám vẫn là chủ đạo trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Lạm phát kéo dài, khủng hoảng hệ thống ngân hàng, lãi suất tăng và bất ổn địa chính trị khiến kinh tế thế giới lâm vào tình trạng “cái khó bó cái khôn”.

OPEC + vẫn là động lực chính cho sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu (06/10/2022)

OPEC + vẫn là động lực chính cho sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu (06/10/2022)

Ngày phát hành 7:15 | 6/10/2022

Bộ trưởng Năng lượng Arap Saudi Abdulaziz bin Salman ngày 5-10 cho biết OPEC + sẽ vẫn là lực lượng cơ bản cho sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh cam kết tiếp tục và hướng tới cải thiện nền kinh tế toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 và kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu (29/3/2020)

Đại dịch Covid-19 và kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu (29/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2020

So với cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008-2009, sự suy thoái thời điểm hiện nay của nền kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra có những điểm gì giống và khác? Liệu những bài học đã có, cùng với nỗ lực của từng nước cũng như toàn cầu có thể phát huy tác dụng cho tình huống mới hay không?

BRICS: Tìm kiếm sự cân bằng trong cán cân chính trị - kinh tế toàn cầu (24/10/2024)

BRICS: Tìm kiếm sự cân bằng trong cán cân chính trị - kinh tế toàn cầu (24/10/2024)

Ngày phát hành 11:46 | 24/10/2024

“Tạo ra sự cân bằng trong cán cân toàn cầu” – Đó là mục tiêu và thông điệp mà các nhà lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ngày hôm qua tại thành phố Cadan, Nga. Sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế cho thấy BRICS đang trở thành một cơ chế đa phương có ảnh hưởng. Đây cũng là hội nghị đầu tiên của BRICS theo định dạng mở rộng gồm 9 nước - Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc Nam Phi, Iran, Ai Cập, Etiôpia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Nỗ lực cứu nền kinh tế toàn cầu trước đại dịch Covid-19 (20/3/2020)

Nỗ lực cứu nền kinh tế toàn cầu trước đại dịch Covid-19 (20/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2020

Sau 3 tháng hoành hành, dịch COVID-19 tiếp tục đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới. Đã xuất hiện nhiều lo ngại về sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu, trong đó viễn cảnh tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020 chỉ đạt khoảng 1,5%. Các chuyên gia thì đánh giá, những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 đang và sẽ gây ra cho kinh tế toàn cầu cũng giống như một “cuộc chiến tranh kinh tế giữa thời bình”. Trước những kịch bản xấu và vô cùng khó lường, hàng loạt quốc gia, khu vực - trong đó có cả nền kinh tế số 1 là Mỹ đã phải đưa ra những gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp. Liệu những động thái này đã đủ để giúp nền kinh tế toàn cầu hạn chế thấp nhất các thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra? Chuyên gia kinh tế Trần Toàn Thắng sẽ giúp thính giả có câu trả lời về nội dung này.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đang là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn (27/11/2023)

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đang là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn (27/11/2023)

Ngày phát hành 8:48 | 27/11/2023

Áp thuế tối thiểu toàn cầu: tìm cơ hội trong thách thức
- Gặp gỡ những Kiều bào tại Thái Lan- những người được mệnh danh “Người gieo vần chữ nơi đất khách”
- Những nỗ lực của 3 nước Trung Quốc-Nhật Bản - Hàn Quốc nhằm nối lại hội nghị Thượng đỉnh 3 bên trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên diễn biến phức tạp
- Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn
- Công đoàn tăng cường đối thoại: Nâng phúc lợi và giảm ngừng việc tập thể người lao động”, đề cập những nỗ lực của các cấp công đoàn hỗ trợ người lao động

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư G20:Chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu bền vững (24/9/2022)

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư G20:Chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu bền vững (24/9/2022)

Ngày phát hành 10:42 | 24/9/2022

Hội nghị Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư G20 hôm qua kết thúc sau 3 ngày họp tại Bali, Indonesia. Cuộc họp nhất trí về 6 chương trình nghị sự ưu tiên để giải quyết các thách thức thương mại, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch. Kết quả Hội nghị sẽ được đệ trình lên Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali vào giữa tháng 11 tới.

Một năm xung đột Nga – Ukraine phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu (24/2/2023)

Một năm xung đột Nga – Ukraine  phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu (24/2/2023)

Ngày phát hành 12:0 | 24/2/2023

Hôm nay, đánh dấu tròn 1 năm Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, tạo ra một cuộc xung đột có quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi cuộc xung đột nổ ra, một “cơn bão” lệnh trừng phạt của phương Tây đã trút xuống Nga và ngược lại tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao lớn chưa từng có kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh, khiến cho kinh tế thế giới chao đảo. Các chuyên gia nhận định, sự kéo dài của cuộc xung đột đang tạo ra sự chuyển dịch địa chính trị khó lường và tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực của suy thoái.

123

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: