Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 11:18 | 28/4/2022 Hôm qua, Ba Lan và Bulgarai đã nhận khí đốt từ các đồng minh sau khi cùng ngày Nga cắt nguồn cung khí đốt tới các nước này. Động thái mạnh tay của Nga diễn ra sau khi Moscow yêu cầu các nước EU thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp, tuy nhiên lại bị các nhà lãnh đạo châu Âu lên án là "tống tiền". Những căng thẳng mới này đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc chiến kinh tế về các lệnh trừng phạt và trả đũa diễn ra song song với giao tranh trên chiến trường Ukraine.
|
Ngày phát hành 11:45 | 16/1/2022 Sau đổ vỡ của các cuộc đàm phán tại Viên (Vienna, Áo) và Bruxells, Bỉ, Chính phủ Mỹ những ngày qua liên tục phát đi tín hiệu nước này sẵn sàng thế chân Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu trong trường hợp mâu thuẫn Nga- Ucraina leo thang. Căng thẳng về địa chính trị đã dẫn đến những hệ lụy về kinh tế, khi đẩy giá khí đốt tại châu Âu tăng cao nhất trong nhiều năm và khiến châu lục một lẫn nữa đối mặt với nguy cơ “mùa đông lạnh giá” như từng xảy ra trong các năm 2006 và 2009.
|
Ngày phát hành 7:21 | 16/10/2024 Ngày 15/10, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết Budapest và công ty khí đốt nhà nước Gazprom của Nga đang đàm phán về việc mua thêm khí đốt vào năm tới.
|
Ngày phát hành 11:29 | 18/1/2021 Chính phủ Ai Cập khẳng định tiếp tục kế hoạch mở rộng sử dụng khí đốt tự nhiên cho các phương tiện giao thông và áp dụng sáng kiến chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu của ô tô từ xăng sang khí đốt, trong bối cảnh nước này đang liên tục khám phá thêm những mỏ khí đốt mới.
|
Ngày phát hành 7:30 | 12/12/2022 Cộng hòa Czech kêu gọi các chính phủ Liên minh Châu Âu thúc đẩy thỏa thuận để phá vỡ bế tắc về đề xuất giá trần khí đốt tự nhiên để giúp hạn chế chi phí năng lượng cho hộ gia đình và doanh nghiệp.
|
Ngày phát hành 8:40 | 20/12/2022 Bộ trưởng Năng lượng các nước Liên minh châu Âu ngày 19/12 đã thống nhất áp giá trần khí đốt ở mức 180 euro/MWh nhằm kiềm chế giá khí đốt leo thang và ngăn chặn khủng hoảng năng lượng kéo dài.
|
Ngày phát hành 7:58 | 23/12/2022 Ngày 22/12, trả lời các phóng viên về việc EU áp đặt giá trần đối với dầu và khí đốt của nước này, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, đây là biện pháp hành chính, phi thị trường, nó là con đường dẫn đến phá hủy năng lượng thế giới.
|
Ngày phát hành 11:25 | 23/8/2022 Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng vọt hồi tuần này sau khi Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom thông báo sẽ tạm thời đóng cửa đường ống dẫn khí đốt lớn nhất châu Âu Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream) để bảo trì. Cùng với hạn hán và nắng nóng cực đoan, việc bảo trì đột xuất đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Ban-tích đã làm trầm trọng hơn những tranh cãi giữa Nga và Liên minh châu Âu, cũng như gia tăng nguy cơ suy thoái và thiếu hụt năng lượng tại châu lục này trong mùa Đông sắp tới.
|
Ngày phát hành 7:58 | 6/9/2022 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm qua (05/9) thống nhất ủng hộ cơ chế tương trợ châu Âu về năng lượng, thúc đẩy cải cách thị trường điện châu Âu cũng như áp đặt áp trần giá khí đốt của Nga nhưng cũng thừa nhận châu Âu sẽ phải trả giá cho những quyết định này.
|
Ngày phát hành 8:34 | 28/4/2022 Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 27/04 cho biết Ba Lan và Bulgaria đã bắt đầu nhận khí đốt từ các nước láng giềng nhằm bù đắp cho việc bị Nga cắt nguồn cung, đồng thời tuyên bố châu Âu sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.
|
Ngày phát hành 18:3 | 18/2/2023 Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 18 tháng qua. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy khu vực này đã tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng, trong bối cảnh căng thẳng kéo dài với Nga đã làm thay đổi triệt để chính sách năng lượng của Liên minh châu Âu.
|
Ngày phát hành 9:3 | 20/12/2022 Sau cuộc họp tuần trước mà không thể đi đến thống nhất về vấn đề áp giá trần khí đốt, Bộ trưởng Năng lượngcác nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục nhóm họp để tìm kiếm sự đồng thuận về vấn đề này. Giới phân tích đều nhận định đây là một tiến trình đàm phán đầy khó khăn của EU do quan điểm rất khác nhau của các quốc gia thành viên, liên quan đến nhiều vấn đề như có áp giá trần hay không, áp giá linh hoạt hay cố định, mức giá trần cần để thấp hay cao… Trước đó, Cộng hòa Séc – quốc gia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch EU đã đưa ra khá nhiều đề xuất mới liên quan đến vấn đề giá trần khí đốt, nhưng nhiều quốc gia vẫn không nhất trí với đề xuất này do lo ngại rủi ro với thị trường khí đốt châu Âu, nhất là ở thời điểm kho dự trữ khí đốt của các quốc gia đã sụt giảm do nhu cầu sử dụng trong mùa đông tăng cao. Vậy nỗ lực tìm đồng thuận về giá trần khí đốt của châu Âu liệu có mang lại kết quả?
|
Ngày phát hành 9:6 | 26/8/2022 Iran vừa thông báo, nước này đã hoàn tất đàm phán với Nga về mua bán và trao đổi khí đốt. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác mở rộng khai thác thêm 14 mỏ dầu khí tại Iran. Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, Tehran và Moskva cũng đã ký một Biên bản ghi nhớ về việc Nga đầu tư 40 tỷ USD vào ngành dầu khí của Iran. Đàm phán mới nhất giữa Iran và Nga cho thấy hai nước đang thực hiện kế hoạch lâu dài là trở thành những bên tham gia cốt lõi trong một tổ chức toàn cầu của các nhà cung cấp khí đốt, tương tự mô hình OPEC dành cho các nhà xuất khẩu dầu. Với vị trí số một và số hai về trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, Nga và Iran đang tính toán điều gì khi thành lập liên minh khí đốt và tổ chức này khi ra đời sẽ tác động ra sao tới thị trường năng lượng toàn cầu?
|
Ngày phát hành 15:25 | 7/9/2022 Bộ trưởng kinh tế Pháp hôm qua (06/9) khẳng định kinh tế Pháp sẽ giảm 0,5 điểm tăng trưởng trong năm nay nếu Nga dừng hoàn toàn nguồn cung khí đốt đến châu Âu. Trong khi đó, giá điện và khí đốt tại Pháp dự kiến sẽ tăng mạnh, bất chấp nỗ lực duy trì các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ.
|
Ngày phát hành 11:5 | 21/9/2022 Trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần và Nga đang siết chặt nguồn cung khí đốt, nhiều nước Châu Âu đang chạy đua chuẩn bị cho kịch bản thiếu năng lượng. Nhiều biện pháp mới đã được các nước đưa ra, trong đó gồm cả việc bắt buộc sử dụng điện hạn chế cũng như đa dạng hoá nguồn cung khí đốt.
|