logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 10 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển vì sao gây tranh cãi? (16/4/2021)

Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển vì sao gây tranh cãi? (16/4/2021)

Ngày phát hành 8:7 | 16/4/2021

Câu chuyện Nhật Bản quyết định sẽ xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào đại dương đang trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm không chỉ ở ngay “đất nước Mặt trời mọc”, trong giới khoa học mà với cả dư luận khu vực. Chính phủ Nhật Bản lập luận kế hoạch này an toàn bởi nước đã được xử lý để loại bỏ tất cả yếu tố phóng xạ và sẽ được pha loãng. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ủng hộ kế hoạch, cho rằng nó tương tự quá trình xử lý nước thải của các nhà máy hạt nhân khác trên thế giới. Tuy nhiên quyết định này của Nhật Bản đang dấy lên sự phản đối mạnh mẽ, ngay tại Nhật Bản và một số quốc gia láng giềng. Vì sao có sự phản đối như vậy, giới khoa học nói gì về việc xả nước thải hạt nhân ra biển?

Iran tiếp tục cứng rắn: Thỏa thuận hạt nhân đi về đâu? (25/2/2021)

Iran tiếp tục cứng rắn: Thỏa thuận hạt nhân đi về đâu? (25/2/2021)

Ngày phát hành 11:43 | 25/2/2021

Những động thái tích cực trong vấn đề hạt nhân Iran vừa nhen nhóm đã vội vụt tắt. Không lâu sau khi Iran và Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đạt được một giải pháp tạm thời kéo dài 3 tháng, nhằm cho phép cơ quan này thanh sát hạt nhân tại nước Cộng hòa hồi giáo, Iran tuyên bố đã tạm dừng thực thi Nghị định thư Bổ sung đối với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Cùng với tuyên bố đó, Iran cũng bắt đầu hạn chế các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng quốc tế, đối với các cơ sở hạt nhân của nước này, dựa theo đạo luật “Kế hoạch hành động chiến lược chống trừng phạt” đã được Quốc hội Iran thông qua hồi tháng 12/2020. Đạo luật được kích hoạt trong trường hợp Mỹ không gỡ bỏ trừng phạt đối với Iran. Về phần mình, Mỹ vẫn duy trì quan điểm cứng rắn là giữ nguyên các lệnh trừng phạt cho tới khi Iran tuân thủ mọi cam kết. Những động thái này đang khiến việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran đứng trước những nguy cơ khó lường. Để phân tích rõ hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông:

Kiềm chế năng lực hạt nhân của Triều Tiên (12/9/2016)

Kiềm chế năng lực hạt nhân của Triều Tiên (12/9/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2016

Trao đổi với PGS - TS Ngô Xuân Bình, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Trưởng đoàn Iran trở lại Viên sau tham vấn - Đàm phán hạt nhân tiếp tục (28/2/2022)

Trưởng đoàn Iran trở lại Viên sau tham vấn - Đàm phán hạt nhân tiếp tục (28/2/2022)

Ngày phát hành 19:41 | 28/2/2022

Hôm nay 28/2, các cuộc đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 được nối lại, ngay khi Trưởng Đoàn đàm phán Iran Ali Bagheri trở lại Viên sau một thời gian về nước tham vấn. Trước giờ đàm phán, Iran tiếp tục hối thúc các nước phương Tây đưa ra “những quyết định chính trị” để có thể ký được thỏa thuận trong thời gian sớm nhất.

Đàm phán hạt nhân Iran - Chặng nước rút ngắn nhưng khó nhằn (27/03/2022)

Đàm phán hạt nhân Iran - Chặng nước rút ngắn nhưng khó nhằn (27/03/2022)

Ngày phát hành 9:32 | 27/3/2022

Giữa tuần này, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cùng Ngoại trưởng Iran Amirabdollahian đã đồng thời lạc quan cho biết, các cuộc đàm phán về khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết giữa nhóm P5+1 năm 2015 (hay còn gọi là Kế hoạch chung toàn diện) đã đạt được sự nhất trí để hồi sinh. Tuy nhiên, dù chỉ còn một số rất Ít tồn đọng, nhưng lại là những điểm mấu chốt khó nhất để giải quyết. Chặng nước rút của quá trình đàm phán rõ ràng còn rất ngắn nhưng khó nhằn.

Hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran: Bước khởi động cần thiết (11/4/2021)

Hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran: Bước khởi động cần thiết (11/4/2021)

Ngày phát hành 9:53 | 12/4/2021

Gần 3 năm kể từ khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Mỹ và Iran bắt đầu có những bước đi trở lại bàn đàm phán qua hai cuộc gặpđược tổ chức trong tuần này tại thủ đô Viên của Áo. Mặc dù đại diện của Mỹ và Iran chưa có cuộc tiếp xúc trực tiếp và các tuyên bố chỉ được truyền tải qua các bên trung gian, nhưng đây có thể xem là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên và cần thiết, hướng tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Triển vọng của việc Mỹ quay trở laih thỏa thuận này đến đâu? Những rào cản chính của quá trình đó là gì?

Giai đoạn “nước rút” – Đàm phán hạt nhân Iran gặp thêm trở ngại? (06/3/2022)

Giai đoạn “nước rút” – Đàm phán hạt nhân Iran gặp thêm trở ngại? (06/3/2022)

Ngày phát hành 10:30 | 6/3/2022

Một loạt tuyên bố được các bên đưa ra trong những ngày qua, rằng thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 có thể sắp được hồi sinh, khi tiến trình đàm phán tại Viên, Áo sắp “cán qua vạch đích”. Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại cũ và mới vừa phát sinh trong giai đoạn “nước rút” quan trọng này.

Mỹ – Iran thiện chí nối lại đàm phán hạt nhân - Nhiều hi vọng (26/6/2022)

Mỹ – Iran thiện chí nối lại đàm phán hạt nhân - Nhiều hi vọng (26/6/2022)

Ngày phát hành 12:8 | 26/6/2022

Sau 3 tháng đình trệ, cuối cùng Mỹ và Iran đã đồng ý nối lại đàm phán trong những ngày tới, để tiếp tục nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 – mà Mỹ vừa xác nhận vẫn là thỏa thuận tốt nhất có thể ngăn Iran có được vũ khí hạt nhân.

Tình hình Ukraine: Ngoại giao dùng dằng – Phương Tây quan ngại Nga đặt lực lượng răn đe hạt nhân lên mức cảnh giác cao nhất (28/2/2022)

Tình hình Ukraine: Ngoại giao dùng dằng – Phương Tây quan ngại Nga đặt lực lượng răn đe hạt nhân lên mức cảnh giác cao nhất (28/2/2022)

Ngày phát hành 15:23 | 28/2/2022

Hôm nay, hai cuộc họp quan trọng liên quan tình hình U-crai-na diễn ra, đó là phiên họp khẩn đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc và cuộc đàm phán giữa Nga và U-crai-na tại biên giới Bê-la-rút. Các cuộc họp diễn ra trong bối cảnh giao tranh vẫn xảy ra tại các thành phố lớn của U-crai-na, phương Tây ồ ạt cung cấp vũ khí cho quốc gia này, gia tăng trừng phạt lên Nga; trong khi Nga đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân ở mức cảnh giác cao nhất.

Vấn đề hạt nhân Iran “nóng trở lại” (11/6/2023)

Vấn đề hạt nhân Iran “nóng trở lại” (11/6/2023)

Ngày phát hành 11:25 | 11/6/2023

“Mỹ sẽ phản ứng nghiêm khắc nếu Iran làm giàu urani đến độ tinh khiết 90%” – Đây là thông tin truyền thông Israel vừa đăng tải khi đề cập đến các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran tại Oman gần đây. Cả Mỹ và Iran đều bác bỏ khả năng có một thỏa thuận “tạm thời” trong vấn đề hạt nhân.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: