Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2020 Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, chủ yếu đồng bào dân tộc Thái, Mông, Lào… sinh sống. Do điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống tự cấp, tự túc, nên trước đây, đồng bào không mấy ai mặn mà với việc học chữ. Một xã ở Sốp Cộp có tới 1/3 số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 không biết chữ. Mù chữ đồng nghĩa với mù kiến thức, khiến đời sống của bà con đã nghèo, càng nghèo thêm; Sốp Cộp nhiều năm vẫn thuộc danh sách các huyện nghèo nhất cả nước.
Với quyết tâm bứt phá để bà con thay đổi nhận thức, nâng cao đời sống, từng bước thoát khỏi đói nghèo, Đảng bộ Sốp Cộp xác định xóa mù chữ cho đồng bào là một trong những giải pháp trọng tâm, vì vậy, đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Các lớp học xóa mù chữ được mở ra ban đầu chỉ 5 đến 7 người, giờ đây, có tới hàng chục người đến học. Lớp học không khoảng cách về lứa tuổi, người tuổi 40, 50, có người gần 60 mới đi học cái chữ, nhưng ai cũng háo hức, phấn khởi, như thể giờ đây có chữ, mình mới “sáng mắt, sáng lòng”.
Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng” của nhóm phóng viên Tuyết Lan, Thu Thùy và Đức Anh, Đài TNVN Khu vực Tây Bắc cho thấy thực tế này ở Sốp Cộp – vùng đất “Mây ngàn gió núi” phía Tây Nam của tỉnh Sơn La.
|
Ngày phát hành 8:33 | 27/9/2021 - Nhọc nhằn gieo chữ nơi vùng cao biên giới Sơn La - Từ đất liền đến đảo xa phòng chống dịch covid 19
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2020 Để bà con thay đổi nhận thức, chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ đói nghèo, vươn tới cuộc sống ấm no, huyện Sốp Cộp xác định trước hết mọi người dân đều phải biết chữ. Từ đó, ngoài huy động trẻ ra lớp và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, huyện đã tích cực mở các lớp xóa mù chữ cho người chưa biết chữ, với lực lượng nòng cốt là các đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn.
|
Ngày phát hành 21:43 | 9/3/2022 Lúc sinh thời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Nói về công việc dạy học là nói đến bao khó khăn, vất vả của nghề “gõ đầu trẻ”, ở nơi đồng bằng, thành thị đã vậy, còn tại những bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì những gian truân còn nhân lên gấp bội.
Cắm bản để dạy học là công việc quen thuộc của các giáo viên vùng cao tỉnh Lào Cai. Mỗi người một hoàn cảnh, cuộc sống gia đình và công tác chuyên môn, nhưng với tình yêu nghề, cảm thông với những thiệt thòi của học sinh vùng cao, họ vẫn kiên cường bám bản để gieo những mầm xanh tri thức. Cô Lê Thị Thúy Hằng là người miền xuôi nhưng đã gắn bó với những điểm trường khó khăn tại tỉnh Lào Cai hơn 10 năm nay. “Thiếu đủ đầy, thừa vất vả” là câu nói chân thành nhưng đầy cảm thương của cô đối với công việc của mình.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016 Trò chuyện với thầy giáo Trần Thanh Bình- Hiệu trưởng trường tiểu học Pố Lồ- huyện Hoàng Su Phì- tỉnh Hà Giang.
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2020 "Con chữ, học hành giúp hiểu biết để hòa nhập, phát triển". Xác định điều này, nhiều người dân ở Sốp Cộp đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi hủ tục, rào cản để quyết tâm theo học cái chữ.
Nhờ sự nỗ lực ấy và nhờ con chữ, mà nhiều người con của bản làng đã có chỗ đứng trong xã hội, trở thành cán bộ xã, cán bộ huyện. Và chính họ đã, đang trở thành những nòng cốt trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp và ấm no.
|
Ngày phát hành 17:53 | 5/7/2024 - Gian nan gieo chữ ở vùng cao - Xây dựng bản lĩnh, ý chí quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 (06+07/07)
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2020 Sau khi đi học nghiệp vụ Biên phòng, trở về quê hương, nhiều năm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Vàng Lao Lừ - Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La, đã cùng với đồng đội miệt mài đưa con chữ đến bản làng vùng cao xa xôi, mở lớp xóa mù chữ thành công cho hàng chục học viên ở bản vùng cao biên giới Co Muông, giúp dân xóa đói, giảm nghèo. Gian khổ là vậy nhưng không thể ngăn nổi bước chân của trung úy Vàng Lao Lừ đến với người dân bản Co Muông để họ biết đọc, biết viết, từng bước làm kinh tế, thay đổi cuộc sống nơi còn nhiều khó khăn này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2020 - Người lính thợ giỏi nghề - Bài thơ "Biển đảo yêu thương" - Gieo chữ nơi biên cương - Gieo chữ nơi biên cương
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2019 - Khai mạc Lễ hội dừa Bến Tre với chủ đề "Cây dừa trên đường hội nhập và phát triển bền vững". - Tuyên dương 63 giáo viên “gieo chữ trên mây, ươm mầm trên núi”. - Sáng nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông. - Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 30. Thể thao Việt Nam đã sẵn sàng thi đấu giành thành tích cao. - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong (Trung Quốc) hỗ trợ sinh viên Việt Nam về nước. - Bình luận: Nhìn từ phong trào "Áo vàng" tại Pháp: Biểu tình, bạo lực không bao giờ là giải pháp.
|
Ngày phát hành 20:49 | 26/4/2021 Sau khi đi học nghiệp vụ Biên phòng, trở về xây dựng quê hương, nhiều năm qua, Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Vàng Lao Lừ - Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La đã cùng với đồng đội miệt mài đưa con chữ đến bản làng vùng cao xa xôi. Lớp xóa mù chữ được anh và đồng đội mở ra đã giúp cho hàng chục học viên ở bản vùng cao biên giới Co Muông, đưa đến nhiều kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, giúp người dân nơi đây xóa đói, giảm nghèo. Bản Co Muông có 48 hộ với 315 khẩu hoàn toàn là người dân tộc Mông. Đây cũng là bản vùng cao, xa xôi, được “mệnh danh” là bản “năm không” – tức là không điện lưới, không đường, không trường, không trạm y tế và không chợ, giao thông đi lại khó khăn. Gian khổ là vậy nhưng không thể ngăn nổi bước chân của trung úy Vàng Lao Lừ đến với người dân bản Co Muông để từng bước giúp họ biết đọc, biết viết, rồi làm kinh tế, thay đổi cuộc sống nơi còn nhiều khó khăn này. Trung úy Vàng Lao Lừ chia sẻ những nỗi gian truân và niềm vui của việc gieo chữ nơi vùng cao biên giới này:
|
Ngày phát hành 10:39 | 18/11/2022 Dù đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng các thầy giáo, cô giáo ở xã biên giới Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vẫn ngày đêm bám lớp, bám bản để dạy chữ, bởi chính họ hiểu hơn ai hết, chỉ có con chữ mới đem lại tương lai tươi sáng cho những “chồi non ” nơi miền đất cực Tây còn vô vàn gian khó này.
|
Ngày phát hành 23:0 | 21/3/2022 Hơn 7 năm đứng trên bục giảng, với niềm đam mê và lòng yêu nghề, thầy giáo trẻ Trần Mạnh Hùng, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nơi đây. Tại ngôi trường nằm giữa đại ngàn Trường Sơn này, có em mải theo cha mẹ lên
nương rẫy, có học sinh phải ở nhà trông em nhỏ, có em vì hoàn cảnh gia đình quá
khó khăn mà gián đoạn việc học. Bởi vậy với mỗi người làm công tác giảng dạy ở
vùng cao như thầy Hùng, đang bằng nhiều cách để kéo trò đến lớp. Đó không chỉ là
cách để những đứa trẻ không bị thất học, mà còn để các em không phải bước vào đời
với những nhọc nhằn vất vả của những cuộc mưu sinh trước tuổi. Thầy giáo Trần Mạnh
Hùng, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH &THCS Dân Hóa, tỉnh
Quảng Bình chia sẻ về câu chuyện gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2017 - Đổi mới và sáng tạo: Cần tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo. - Tìm giải pháp thúc đẩy động lực tăng trưởng kinh tế. - Nỗ lực của những thầy giáo quân hàm xanh trong sự nghiệp gieo chữ nơi biên giới. - Hiệp ước quốc phòng chung EU: Bước đi lịch sử trong sự phát triển của châu Âu.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2019 Trò chuyện cùng Trung úy Vàng Lao Lừ - nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lạn, Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La.
|