Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 17:17 | 19/6/2022 Như chúng tôi đã thông tin, Cụm công trình giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 bao gồm Dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân; Dự án đường dây 500 kV đấu nối trạm 500 kV Thuận Nam vào đường dây 500 kV Nhiệt điện Vân Phong – Nhiệt điện Vĩnh Tân; Dự án trạm 500 kV Vân Phong và đầu nối là những công trình cấp bách, Chính phủ yêu cầu phải hoàn thành trong tháng 12/2022, đáp ứng mục tiêu truyền tải công suất của Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 và nguồn năng lượng tái tạo khu vực tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận lên hệ thống điện quốc gia. Nếu dự án chậm tiến độ, mỗi ngày phía Việt Nam phải bồi thường cho chủ đầu tư NM Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 số tiền 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỷ đồng). Nếu dự án truyền tải trên chậm tiến độ 6 tháng, số tiền phía Việt Nam phải bồi thường lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng. Nếu quá 6 tháng, hợp đồng BOT NMNĐ Vân Phong 1 sẽ bị chấm dứt sớm và Chính phủ Việt Nam phải mua lại nhà máy.
Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực, các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận phải bàn giao xong mặt bằng hành lang tuyến các dự án giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 từ cuối năm 2021 để đảm bảo hoàn thành vào cuối năm 2022, để không phải mua lại nhà máy nhiệt điện này theo các cam kết đã ký. Qua thực tế tiến độ triển khai các dự án vẫn còn những điểm nút quan trọng đang vướng mắc, cho dù các dự án lưới điện liên kết này còn góp phần quan trọng giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo của địa phương. PV Nguyên Long ghi nhận thực tế:
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2016 Khách mời là Tiến sỹ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tôn; Thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch Big Green Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2018
|
Ngày phát hành 9:34 | 31/8/2021 Năm học mới: Chống “hẫng” khi triển khai chương trình mới ở lớp 2, lớp 6. - Vận chuyển 10 tấn bánh trung thu lậu trên xe ô tô có giấy chứng nhận ưu tiên “luồng xanh”. - Afghanistan trước thời hạn chót: Hỗn loạn và rối ren. - Hơn 85 nghìn doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng qua.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2018 Trao đổi với ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (gọi tắt là VAMC), và Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực.
|
Ngày phát hành 18:48 | 20/10/2022 Dự án đường dây 220 kV Bắc Giang - Lạng Sơn (thuộc QH Điện 7) được khởi công từ năm 2017 nhằm đáp ứng nhu cầu điện của tỉnh Lạng Sơn và khu vực lân cận, tạo liên kết lưới truyền tải trong khu vực và tăng cường độ an toàn, tin cậy cung cấp điện cho khu vực miền Bắc. Theo yêu cầu dự án này phải hoàn thành từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn chưa thể đóng điện vì khó khăn GPMB. Điều đáng nói ở đây là khó khăn GPMB không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ của các công trình truyền tải điện quốc gia, của cấp điện cho địa phương, mà còn là nguy cơ phải chịu nộp phạt từ các tổ chức cho vay vốn quốc tế, thậm chí là nguy cơ khó vay vốn ODA cho các dự án mới. Vì vậy, đưa Dự án đường dây 220 kV Bắc Giang - Lạng Sơn về đích trong năm nay để cởi gỡ các nút thắt này đang là nỗ lực của tất cả các bên. PV Nguyên Long ghi nhận thực tế:
|
Ngày phát hành 10:53 | 13/3/2022 - Năm 2022, toàn ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 3,0%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 50 tỷ USD. Làm thế nào để tận dụng lợi thế, cơ hội, vượt qua được các khó khăn thách thức để nông sản Việt Nam tiếp cận được các thị trường tiềm năng, thị trường mới? Làm gì “Gỡ nút thắt từ sản xuất đến thị trường xuất khẩu nông sản”? - Khách mời: PGS TS Phạm Anh Tuấn - Viện Trưởng Viện cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Ông Nguyễn Khắc Tiến - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần AMeii Việt Nam.
|
Ngày phát hành 14:56 | 4/11/2023 Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, đầu tư công được xác định là một trong những động lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đầu tư yếu kém dẫn tới tình trạng vốn chờ dự án, có những đơn vị phân bổ vốn chậm đã gây ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, từ khâu chuẩn bị dự án đến khâu tổ chức thực hiện, thi công để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
|
Ngày phát hành 8:35 | 23/12/2022 Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực mở cửa du lịch (ngày 15/3/2022) nhờ triển khai thành công chương trình vaccine Covid-19. Nhưng Việt Nam đã không tận dụng được lợi thế khi sau 11 tháng chỉ đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, đến hết năm dự kiến đón 3,5 triệu, thấp hơn so với chỉ tiêu 5 triệu khách đề ra hồi đầu năm. “Đi sớm nhưng lại về muộn”- trong khi Thái Lan, Indonesia, Singapore đã vượt qua chỉ tiêu về du khách quốc tế mà họ đặt ra thì Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau COVID-19. Tìm nguyên nhân và tháo nút thắt đang là vấn đề được Chính phủ và ngành du lịch quan tâm khi mới đây Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Vậy, vì sao mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế của Việt Nam thất bại? Giải pháp nào để gỡ nút thắt, thu hút từ 8 đến 10 triệu khách quốc tế trong năm 2023? Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam cùng bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 8:0 | 18/11/2021 - Lạng Sơn: Gỡ nút thắt đầu ra cho sản phẩm OCOP - Bắc Giang: Tăng mạnh biện pháp phòng chống cháy rừng - Chủ động sớm phòng chống đói rét cho gia súc
|
Ngày phát hành 13:38 | 16/6/2023 Làm việc với Tỉnh ủy Ninh Thuận, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị tỉnh tiếp tục khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, sức mạnh nội sinh, truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Ninh Thuận. - Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, “toàn bộ đối tượng cầm đầu trong vụ việc gây mất trật tư an ninh tại Đắk Lắk đã bị lực lượng công an bắt giữ; hiện đời sống tại huyện Cư Kuin đã quay lại ổn định, bình thường”. - Đồng loạt khởi công các tuyến cao tốc, gỡ nút thắt về giao thông, tạo động lực cho khu vực phía Nam phát triển. - Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp, lên 3,5%, đồng thời cảnh báo sẽ có một đợt điều chỉnh nữa trong tháng 7 tới. - Nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ chịu ảnh hưởng trong vụ tấn công mạng toàn cầu.
|
Ngày phát hành 9:36 | 21/5/2022 Cả nước đang trong những ngày cao điểm của Tháng công nhân, hướng về công nhân với nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ các công nhân lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Đây
cũng là dịp để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân - lực lượng lao động đông đảo trong xã hội, từ đó đáp ứng tốt hơn về nhu cầu cả vật chất và tinh thần cho họ. Nhưng thực tế cho thấy nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đang
thiếu vắng các khu vui chơi giải trí, văn hóa thể thao cho công nhân khiến đời sống văn hóa của lực lượng lao động chính của xã hội rất nghèo nàn. Cùng bàn luận nội dung này với
khách mời là ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2020 Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu người đứng đầu các tỉnh, thành phố “phải nóng ruột lên”, vì có nhiều địa phương giải ngân vốn đầu tư công rất tốt, song cũng còn không ít địa phương giải ngân chậm, trong khi nếu giải ngân tốt, thì đây sẽ là biện pháp kích cầu ngắn hạn hiệu quả, tạo động lực cho tăng trưởng 6 tháng còn lại của năm nay và đầu năm tới. Rõ ràng, giải ngân vốn đầu tư công, tăng trưởng GDP không còn là câu chuyện vĩ mô, mà liên quan đến thu nhập, đến bữa cơm của mọi gia đình. Vậy nhưng làm thế nào để lãnh đạo địa phương nóng ruột? Nóng ruột với những chỉ đạo, hành động cụ thể hay chỉ nóng "hình thức", "nóng qua lời nói"? Đâu là những việc cần làm ngay để đẩy nhanh việc giải ngôn vốn đầu tư công?
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2020 Tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương về đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Trách nhiệm của Chính phủ, các địa phương cả nước rất lớn trong điều hành đất nước, nhất là, phải tập trung giải ngân vốn đầu tư công gần 28 tỷ USD, tương đương 633 nghìn tỷ đồng. Làm gì để giải ngân được 100% số vốn này, trong khi “tình trạng nhận vốn nhưng không tổ chức thực hiện, chậm giải ngân đã diễn ra nhiều năm, nhiều nơi…”? “Gỡ nút thắt để giải ngân bằng được hơn 630 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công” là chủ đề của Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia bàn luận của Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
|
Ngày phát hành 18:10 | 7/12/2023 Nhằm định hướng hiện thực hoá phát triển điện khí LNG tại nước ta, đồng thời, đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, góp phần thúc đẩy điện khí LNG phát triển theo đúng Quy hoạch Điện VIII đã đề ra. Chiều nay, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII”.
|