Ngày phát hành 17:35 | 19/6/2021
Với 7 vùng sinh thái có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đã và đang trở thành một định hướng quan trọng, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài cho nông sản Việt còn mở ra cơ hội xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nông sản thì việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài như tấm giấy thông hành quan trọng để nông sản Việt ra thế giới.
Tuy vậy, cũng có một thực tế là trong số hàng nghìn nông sản đặc sản, thì chỉ có một phần nhỏ trong đó được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vì sao lại như vậy? Giải pháp nào để thúc đẩy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cũng như làm sao để khai thác và phát huy hiệu quả loại tài sản trí tuệ này, để từ đó nâng cao giá trị cho nông sản Việt? Những nội dung này sẽ được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời.
- Ông Trần Lê Hồng- Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ).
- Ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang.