logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 18 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Cuộc khủng hoảng Xyri và vai trò các nước lớn (20/12/2015)

Cuộc khủng hoảng Xyri và vai trò các nước lớn (20/12/2015)

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2015

- Tuần qua, cộng đồng quốc tế lại có những nỗ lực mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đã kéo dài 5 năm tại Xyri. Đó là chuyến công du Nga để thu hẹp bất đồng của Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ry, hội nghị quốc tế Xyri tổ chức tại Mỹ có sự tham dự của Nga hay nghị quyết mới nhất của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Xyri. Liệu những động thái tích cực mới này của cộng đồng quốc tế đặc biệt là các cường quốc có mở ra một cánh cửa hòa bình, ổn định cho Xyri hay không? Khách mời của chương trình là chuyên gia theo dõi các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ phân tích rõ nội dung này.
- Cuộc chiến chống IS: Tiếp tục tăng tốc.
- FED tăng lãi suất sau gần 10 năm.

Bức tranh toàn cảnh về xu hướng cạnh tranh giữa các nước lớn trong một năm 2023 nhiều biến động (28/12/2023)

Bức tranh toàn cảnh về xu hướng cạnh tranh giữa các nước lớn trong một năm 2023 nhiều biến động (28/12/2023)

Ngày phát hành 9:54 | 28/12/2023

Trong bức tranh toàn cảnh về xu hướng cạnh tranh giữa các nước lớn trong năm 2023 nhiều biến động, trục quan hệ Mỹ-Trung vẫn là tâm điểm toàn cầu với nhiều trồi sụt, cùng với đó là những căng thẳng, rạn nứt tiếp diễn trong quan hệ Mỹ-Nga, Nga-NATO hay Trung Quốc-Liên minh châu Âu (EU)... Tuy nhiên, hình ảnh nổi bật những tháng cuối năm lại là Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay thiện chí chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố San Francisco, bang California (Mỹ), bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC diễn ra tháng 11 vừa qua. Liệu đây có phải là tín hiệu cho những xu hướng mới tích cực hơn - không chỉ cho quan hệ Mỹ-Trung mà còn cho các trục quan hệ lớn toàn cầu hiện nay? Thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên và cách tiếp cận của các nước lớn (23/4/2017)

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên và cách tiếp cận của các nước lớn (23/4/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2017

- Vấn đề hạt nhân Triều Tiên và cách tiếp cận của các nước lớn.
- Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc trưng cầu cải cách Hiến pháp.

Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và trách nhiệm của các nước lớn (10/9/2017)

Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và trách nhiệm của các nước lớn (10/9/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2017

Sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6 thì trong suốt tuần qua, chủ đề này đã trở thành đề tài nóng được bàn luận tại nhiều quốc gia. Mỹ vừa mới trình Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một dự thảo mới trừng phạt Triều Tiên song Nga lại cho rằng giờ là quá sớm để bàn về một lệnh trừng phạt mới. Trong khi chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã phát triển thành mối đe dọa đối với khu vực và thế giới thì sự khác biệt về lợi ích cùng những tính toán riêng của các nước lớn đang cản trở các bên đi đến giải pháp hiệu quả cho vấn đề Triều Tiên. Bình luận của Việt Nga nhan đề: "Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và trách nhiệm của các nước lớn".

Mỹ và các nước lớn “xả” kho dự trữ dầu: Những kịch bản nào cho giá dầu thế giới (25/11/2021)

Mỹ và các nước lớn “xả” kho dự trữ dầu: Những kịch bản nào cho giá dầu thế giới (25/11/2021)

Ngày phát hành 8:52 | 25/11/2021

Giá dầu tăng, nguồn cung hạn hẹp là những từ khóa được nhắc đến nhiều lần trong những ngày qua và là yếu tố quan trọng tác động đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong một diễn biến đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ra lệnh mở kho dự trữ dầu chiến lược, “xả” 50 triệu thùng dầu cùng lúc với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh. Theo thông cáo của Nhà Trắng, đây là một chiến dịch phối hợp đa quốc gia nhằm kìm lại giá dầu thô đang tăng vọt trên toàn cầu dẫn tới nhiều hệ lụy với các nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi.
Động thái diễn ra sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đối tác (OPEC+) kiên quyết không tăng sản lượng dầu thô khai thác mỗi ngày cho đến hết ngày 2-12. Động thái xả kho dự trữ dầu của Mỹ và các nước tác động ra sao đến thị trường dầu thế giới? Mối bất hòa giữa OPEC + với các nước tiêu thụ dầu thô lớn sẽ đi đến đâu?

Định hình cục diện Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chiến lược của các nước lớn (26/12/2022)

Định hình cục diện Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chiến lược của các nước lớn (26/12/2022)

Ngày phát hành 11:10 | 26/12/2022

Năm 2022, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn , qua việc củng cố các mối liên kết.
Việc một loạt các nước lớn như Mỹ, Canada, Hàn Quốc công bố chiến lược về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong năm nay cho thấy, khu vực này tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự thế giới thế kỷ 21. Vậy, nội dung chiến lược của các nước như thế nào và sự tác động của nó đến an ninh khu vực ra sao đang là vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm. Cùng nhìn lại một năm đầy sôi động của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương qua nhận định của Tiến sĩ Lộc Thị Thuỷ, Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Nhật Bản chủ trì phiên họp của HĐBA Liên hợp quốc: Các nước lớn mâu thuẫn sâu sắc trong vấn đề giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân (19/3/2024)

Nhật Bản chủ trì phiên họp của HĐBA Liên hợp quốc: Các nước lớn mâu thuẫn sâu sắc trong vấn đề giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân (19/3/2024)

Ngày phát hành 14:47 | 19/3/2024

Nhật Bản chủ trì phiên họp của HĐBA Liên hợp quốc: Các nước lớn mâu thuẫn sâu sắc trong vấn đề giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân

Kazakhstan trong vòng xoáy địa chiến lược giữa các nước lớn (14/1/2022)

Kazakhstan trong vòng xoáy địa chiến lược giữa các nước lớn (14/1/2022)

Ngày phát hành 8:49 | 14/1/2022

Biểu tình bạo loạn bùng phát tại Kazakhstan những ngày qua khiến tình hình an ninh quốc gia Trung Á này, cũng như cả khu vực, đối diện nguy cơ bất ổn. Không chỉ vậy, các diễn biến này còn khiến nhiều nước “đứng ngồi không yên” khi đây là một địa bàn chiến lược trong chính sách đối ngoại của không ít quốc gia như Nga, Trung Quốc và cả Mỹ.
Sau khi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu đưa quân hỗ trợ Kazakhstan, phía Trung Quốc cũng đã “ngỏ lời” đề nghị giúp đỡ chính phủ nước này trước các nguy cơ khủng bố và sự can thiệp của nước ngoài. Vậy các nước lớn đang có những tính toán gì trên “bàn cờ Kazakhstan” nhiều lợi ích? TS. Phan Cao Nhật Anh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phân tích rõ hơn vấn đề này.

Nam Á trước cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn (17/1/2024)

Nam Á trước cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn (17/1/2024)

Ngày phát hành 9:55 | 17/1/2024

Trong một động thái đáng chú ý ở khu vực Nam Á, Maldives yêu cầu Ấn Độ rút binh sĩ đang đồn trú tại nước này trước ngày 15/3. Maldives là quốc đảo nhỏ ở khu vực Nam Á, vốn phụ thuộc đáng kể vào nước láng giềng Ấn Độ về nguồn cung lương thực, xây dựng hạ tầng và công nghệ. Tuy nhiên mối quan hệ này gần đây xuất hiện dấu hiệu căng thẳng.Trong khi đó, trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tuần trước của Tổng thống Maldives, hai bên nhất trí nâng cấp lên “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Các nhà phân tích cho rằng động thái của Maldives phản ánh phần nào sự chuyển hướng chính sách của một số quốc gia ở Nam Á trước cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. PV Phan Tùng – thường trú tại Ấn Độ - theo dõi khu vực Nam Á phân tích vấn đề này.

Thế giới 7 ngày, ngày 23/11/2014: Cuộc "so găng" giữa các nước lớn xoay quanh cuộc khủng hoảng Ucraina

Thế giới 7 ngày, ngày 23/11/2014: Cuộc

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2014

Các nước lớn bắt tay cùng nhau phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông (25/12/2015)

Các nước lớn bắt tay cùng nhau phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông (25/12/2015)

Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2015

- Các nước lớn bắt tay cùng nhau phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
- Phỏng vấn Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, nay là Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao.

Cuộc chiến Syria- cuộc chơi của các nước lớn (14/04/2017)

Cuộc chiến Syria- cuộc chơi của các nước lớn (14/04/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2017

Châu Phi trong chính sách của các nước lớn năm 2023 (20/1/2023)

Châu Phi trong chính sách của các nước lớn năm 2023 (20/1/2023)

Ngày phát hành 8:39 | 20/1/2023

Ở thời điểm đầu năm 2023 này, giới quan sát quốc tế tiếp tục có những nhận định, dự đoán về bức tranh chính trị, ngoại giao toàn cầu trong năm nay, trong đó, châu Phi nổi lên là một điểm đến đáng chú ý trong bức tranh ấy. Bởi lẽ, các chuyến công du nối tiếp của giới chức một số nước tới châu Phi ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới 2023 báo hiệu khu vực này có thể trở thành trung tâm ngoại giao nhộn nhịp nhất thế giới. Chưa đầy 2 ngày sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tới 5 quốc gia ở châu Phi, Mỹ cũng vừa cử 1 trong số những quan chức hàng đầu là Bộ trưởng Tài chính Gia-nét Y-ê-lừn tới một loạt quốc gia trong khu vực, nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác kinh tế với châu lục này, trong đó có việc mở rộng các dòng chảy thương mại.

Những diễn biến mới trên chiến trường Allepo, Syria và những tính toán của các nước lớn trên bàn cờ địa chính trị Trung Đông (6/12/2016)

Những diễn biến mới trên chiến trường Allepo, Syria và những tính toán của các nước lớn trên bàn cờ địa chính trị Trung Đông (6/12/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2016

Trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có thời gian dài làm việc tại Trung Đông để phân tích rõ hơn nội dung này.

Năm 2020: Xung đột và cạnh tranh giữa các nước lớn (21/12/2020)

 Năm 2020: Xung đột và cạnh tranh giữa các nước lớn (21/12/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020

Khác với năm 2019, cạnh tranh và xung đột nước lớn không chỉ thể hiện rõ nét trong cặp quan hệ Mỹ - Trung, mà còn trong hàng loạt mối quan hệ khác như Ấn Độ - Trung Quốc với những vụ va chạm đẫm máu tại khu vực biên giới, rồi Trung Quốc – Australia với những tranh cãi liên quan đến Covid-19 và thương mại… Tiếp tục loạt bài tổng kết tình hình thế giới năm 2020, mục Vấn đề Quốc tế hôm nay sẽ làm rõ những diễn biến đáng chú ý trong trục quan hệ nước lớn, từ đó thể hiện xu hướng vận động của tình hình địa chính trị tại các khu vực. Cùng tham gia bàn luận nội dung này là ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế.

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: