logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 31 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Mạnh giàu từ biển quê hương: Thay đổi tư duy và hành động để phát triển kinh tế biển xanh (6/8/2023)

Mạnh giàu từ biển quê hương: Thay đổi tư duy và hành động để phát triển kinh tế biển xanh (6/8/2023)

Ngày phát hành 9:26 | 6/8/2023

Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chuyển đổi nuôi công nghiệp để phát triển kinh tế biển xanh (05/11/2023)

Chuyển đổi nuôi công nghiệp để phát triển kinh tế biển xanh (05/11/2023)

Ngày phát hành 20:27 | 12/11/2023

Thưa quý vị và các bạn! Hiện nay nhiều tỉnh, thành phố ven biển đã chú trọng phát triển kinh tế biển bền vững, trong đó đẩy mạnh nuôi biển theo tư duy kinh tế biển xanh. Tiềm năng nuôi biển của nước ta rất lớn với tổng diện tích mặt nước nuôi biển khoảng 500.000 ha, trong đó có nhiều vũng vịnh, có các vùng nuôi xa bờ, nhưng hiện vẫn chưa khai thác hết, nhất là việc gắn nuôi trồng với bảo vệ môi trường biển. Giải pháp nào để đẩy mạnh nghề nuôi biển ở nước ta trở thành một ngành kinh tế biển hiệu quả, bền vững theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và mục tiêu Chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030, tầm nhìn 2045? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: - PGS TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam - Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Khánh Hoà Xin trân trọng các vị khách đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay.

Giàu lên từ biển xanh (11/02/2024)

Giàu lên từ biển xanh (11/02/2024)

Ngày phát hành 13:27 | 11/2/2024

Xuân đã về trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc, từ các làng quê đến nơi biên giới hải đảo xa xôi. Xuân về mang hơi thở của đất trời, cây lá muôn nơi đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Mỗi khi mùa xuân chạm cửa ngõ Biển Đông, trên khắp các vùng biển, đảo của Tổ quốc đều có một khung trời xuân rất riêng - đầy sức sống. Biển như đẹp hơn, xanh hơn, bình yên hơn với những con sóng vỗ nhẹ vào bờ… Vốn là một quốc gia biển, biển nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng vào bậc nhất trên thế giới. Vì thế khai thác từ biển, làm giàu từ biển không chỉ là mong ước của bao thế hệ cư dân gắn bó với biển mà đó còn là định hướng phát triển của nền kinh tế đất nước. “Giàu lên từ biển xanh” là chủ đề của chương trình Biển đảo Việt Nam chào năm mới Giáp Thìn. Đồng hành cùng chương trình là PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu QH khóa 15, PCT thường trực Hội Thủy sản Việt Nam, Chuyên gia về biển.

Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh (10/12/2023)

Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh (10/12/2023)

Ngày phát hành 16:25 | 9/12/2023

Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước. Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Niềm hạnh phúc của những du khách khi ghé thăm lòng hồ Quỳnh Nhai - “biển xanh trong lòng núi” Sơn La (23/2/2023)

Niềm hạnh phúc của những du khách khi ghé thăm lòng hồ Quỳnh Nhai - “biển xanh trong lòng núi” Sơn La (23/2/2023)

Ngày phát hành 18:33 | 23/2/2023

Thành phố Hà Nội vừa phát động chiến dịch tổng kiểm tra đòi lại vỉa hè: Liệu có lặp lại câu chuyện “đánh trống bỏ dùi”?
- Triển lãm nghệ thuật thu nhỏ qui mô nhất thế giới tại Mỹ
- Niềm hạnh phúc của những du khách khi ghé thăm lòng hồ Quỳnh Nhai - “biển xanh trong lòng núi” Sơn La

Theo dòng thời sự ngày 15/01/2015: Cần xử lý dứt điểm xe biển xanh vi phạm giao thông

Theo dòng thời sự ngày 15/01/2015: Cần xử lý dứt điểm xe biển xanh vi phạm giao thông

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2015

- Lựa chọn mô hình sản xuất đơn lẻ hay hợp tác: Đâu là sự lựa chọn đúng đắn.
- Cần xử lý dứt điểm xe biển xanh vi phạm giao thông.
- Khánh Hòa: Dân bức xúc vì bị cán bộ "ăn chặn" tiền hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới.
- Vì sao Nghị định 67 chậm đi vào cuộc sống?
- Các nước Trung Đông - Bắc Phi - Bốn năm sau "mùa Xuân Ả Rập".

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn (07/12/2023)

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn (07/12/2023)

Ngày phát hành 14:59 | 11/12/2023


- Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn
- Quản lý tàu cá khai thác vùng khơi theo luật thủy sản 2017

Vùng lòng hồ Quỳnh Nhai - Có một biển xanh giữa đại ngàn Tây Bắc (24/2/2023)

Vùng lòng hồ Quỳnh Nhai - Có một biển xanh giữa đại ngàn Tây Bắc (24/2/2023)

Ngày phát hành 16:55 | 24/2/2023

Những việc cần làm để sớm khắc phục những bất cập của việc bỏ sổ hộ khẩu giấy.
- Vùng lòng hồ Quỳnh Nhai - Có một biển xanh giữa đại ngàn Tây Bắc.
- Những âm thanh sôi động của lễ hội hóa trang lớn nhất thế giới đang diễn ra tại Brazil.

Triển khai kinh tế biển xanh - đòn bẩy để phát triển bền vững (6/10/2021)

Triển khai kinh tế biển xanh - đòn bẩy để phát triển bền vững (6/10/2021)

Ngày phát hành 10:48 | 6/10/2021


- Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam:
+ Quy hoạch phát triển kinh tế biển bền vững
+ Phỏng vấn ông Đỗ Chí Sỹ , Chi cục Trưởng Chi cục thủy sản Cà Mau về phát triển ngành thủy sản của tỉnh.
+ Câu hỏi Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam

Phát triển kinh tế biển xanh nhìn từ câu chuyện suy giảm rạn san hô tại Vịnh Nha Trang, Khánh Hòa (14/07/2022)

Phát triển kinh tế biển xanh nhìn từ câu chuyện suy giảm rạn san hô tại Vịnh Nha Trang, Khánh Hòa (14/07/2022)

Ngày phát hành 10:20 | 15/7/2022

Câu chuyện nhiều rạn san hô ven biển tại Vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt tại khu vực đảo Hòn Mun (thuộc vùng lõi của Vịnh) được phát hiện gần đây đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia cùng dư luận xã hội. Trước thực trạng này, công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển cũng như bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển đang trở nên cấp bách, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu: "Phát triển kinh tế biển xanh”.

Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững (5/8/2023)

Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững (5/8/2023)

Ngày phát hành 8:35 | 5/8/2023

Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biển cho những mẻ cá đầy khoang, những bãi tắm cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh, những nguồn năng lượng dồi dào, và là con đường hàng hải kết nối Việt Nam với thế giới…
Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững là điều cấp thiết. Bởi đời sống kinh tế, văn hóa của người dân gắn liền với biển. Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc.

Phát triển kinh tế biển xanh và bền vững (26/08/2024)

Phát triển kinh tế biển xanh và bền vững (26/08/2024)

Ngày phát hành 14:34 | 23/8/2024

- Nông nghiệp thông minh: Đổi mới tư duy kinh tế trong sản xuất
- Hải Phòng: Vẫn còn tâm lý chủ quan trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
- Tôi yêu biển đảo quê hương: Phát triển kinh tế biển xanh và bền vững

Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh bền vững (21/11/2021)

Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh bền vững (21/11/2021)

Ngày phát hành 11:11 | 21/11/2021

Thưa quý vị và các bạn! Nghị Quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nội dung nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước cần được nhanh chóng thực hiện. Chính vì vậy cần bảo vệ tài nguyên biển cho phát triển kinh tế biển xanh là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới. Đây cũng là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với Chủ đề: “Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh, bền vững”. Khách mời:
- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, chuyên gia về biển, Đại biểu Quốc hội khóa XV
- TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế.

Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh (9/9/2023)

Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh (9/9/2023)

Ngày phát hành 11:48 | 11/8/2023


- Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh
- Đảm bảo an toàn cho tàu cá, ngư dân trong mùa mưa bão

Chuyển đổi nuôi biển công nghiệp để phát triển kinh tế biển xanh (1/09/2023)

Chuyển đổi nuôi biển công nghiệp để phát triển kinh tế biển xanh (1/09/2023)

Ngày phát hành 10:29 | 17/9/2023

Thưa quý vị và các bạn! Hiện nay nhiều tỉnh, thành phố ven biển đã chú trọng phát triển kinh tế biển bền vững, trong đó đẩy mạnh nuôi biển theo tư duy kinh tế biển xanh. Tiềm năng nuôi biển của nước ta rất lớn với tổng diện tích mặt nước nuôi biển khoảng 500.000 ha, trong đó có nhiều vũng vịnh, có các vùng nuôi xa bờ, nhưng hiện vẫn chưa khai thác hết, nhất là việc gắn nuôi trồng với bảo vệ môi trường biển. Giải pháp nào để đẩy mạnh nghề nuôi biển ở nước ta trở thành một ngành kinh tế biển hiệu quả, bền vững theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và mục tiêu Chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030, tầm nhìn 2045? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: - PGS TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam - Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Khánh Hoà Xin trân trọng các vị khách đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay.

123

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: