Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2020 Rời xa sự chen chúc, chật chội và ồn ào, nhiều người trẻ Nhật Bản bắt đầu tìm về các vùng nông thôn sinh sống và làm việc. Xu hướng này đã bắt đầu trong những năm gần đây, đặc biệt gia tăng trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19. Điều gì thôi thúc làn sóng “bỏ phố về quê” ở Nhật Bản, câu chuyện “hồi sinh” những vùng nông thôn đang già đi liệu có khả quan, chính phủ Nhật Bản khuyến khích xu hướng này bằng những chính sách như thế nào? Đây là những nội dung trong chương trình 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay với chủ đề “Đằng sau xu hướng người dân Nhật Bản “bỏ phố về quê”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2017 Trò chuyện với ông chủ trang trại Luyện Sỹ Tiến, xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
|
Ngày phát hành 10:28 | 17/1/2021 - Từ thiện sao cho đúng, cách cho thế nào cho hiệu quả? - Thanh niên Nhật bản bỏ phố về quê, hồi sinh những vùng nông thôn ở đất nước Mặt trời mọc. - Xây dựng sản phẩm mới, phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch tại Huế. - Những ca khúc theo yêu cầu của thính giả.
|
Ngày phát hành 19:32 | 10/1/2022 Xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là vùng quê thuần nông nằm ven những cánh rừng ngập mặn của Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Nơi đây có hệ sinh thái đất ngập nước với nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào, đa dạng. Tại vùng đất này, người dân mưu sinh bằng việc đánh bắt những con tôm rảo, tôm sú, cá đối, cá tráp, cá trìa hoa sẵn có trong luồng, lạch, bãi bồi ven biển. Nhưng cũng không ít mô hình nuôi trồng thủy sản công nghiệp, đang ảnh hưởng không nhỏ đến vùng sinh thái tự nhiên nơi đây. Đau đáu với ý tưởng xây dựng ngôi làng sinh thái ven biển để phục hồi những giá trị của tự nhiên, chị Doãn Thị Thoa trong hành trình bỏ phố về quê đã xây dựng HTX Khang Tường, nơi tập hợp những thành viên cùng chung đam mê sản xuất nông thủy sản sạch, thuận tự nhiên.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2018 Thưa quý vị và các bạn! Gần 10 năm lên Sa Pa và Bắc Hà (Lào Cai) xây dựng vùng trồng dược liệu Actiso, anh Đỗ Tiến Sỹ - Giám đốc Công ty Traphaco Sa Pa đã “đánh thức” tiềm năng của vùng đất này và giúp người dân xóa đói, giảm nghèo từ nghề trồng cây dược liệu. Nhờ những người tiên phong trên “Con đường sức khỏe xanh” đã góp phần giúp Công ty Traphaco đạt danh hiệu Top 10 doanh nghiệp bền vững 3 năm liên tục. Bài viết của Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
|
Ngày phát hành 15:50 | 15/7/2024 Nuôi cấy mô là phương pháp giúp nhân nhanh số lượng lớn giống cây trồng mà đảm bảo cây sạch bệnh, giữ được tính trạng tốt của cây bố mẹ. Phương pháp này giúp hạn chế sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài, giúp nhà vườn chủ động nguồn giống mọi lúc mọi nơi, hạn chế rủi ro do biến đổi khí hậu thời tiết mang lại. Tại Đồng Tháp, việc nghiên cứu cây cấy mô cũng đã được phát triển vài năm gần đây. Trong đó có phòng cấy mô giống cây trồng của kỹ sư 9x Nguyễn Phượng Hằng tại huyện Lấp Vò, với ước muốn mang lại cây sạch bệnh cho nông dân.
|
Ngày phát hành 23:0 | 12/1/2022 Sáu năm trước, chị Vương Thị Vui đã bỏ phố về vùng đất trũng huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội lập trang trại trồng hoa quả sạch. Thay vì sản xuất các sản phẩm đại trà, chị tập trung vào những cây có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường như ổi, đu đủ... mỗi năm cho thu nhập lên tới hàng tỷ đồng. Nhưng những ngày đầu, chuyện làm nông sắp đến khi thu hoạch thì mất trắng sau một đêm không phải hiếm.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2018
|
Ngày phát hành 15:12 | 16/6/2023 Gia đình sống ở Thủ đô, bản thân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa và Bắc Hà (Lào Cai) để phát triển vùng trồng dược liệu an toàn. 13 năm bỏ phố lên núi, ông Sỹ đã giúp người dân trồng được hơn 100ha, phần lớn là Actiso- một loại cây thuốc có lợi ích điều hòa huyết áp, thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan. Tận tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con trồng cây thuốc để cung cấp nguyên liệu cho công ty dược phẩm, ông đã giúp hàng trăm gia đình vùng đồng bào dân tộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Từ mô hình mà ông Đỗ Tiến Sỹ gây dựng cùng bà con, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có Đề án Phát triển dược liệu, giai đoạn 2021-2025, nhằm nhân rộng cách làm này để khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương.
|
Ngày phát hành 12:20 | 28/9/2022 Tốt nghiệp đại học ở Hà Nội, từng làm việc tại các trung tâm ngoại ngữ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với mức lương cao nhưng cô gái trẻ dân tộc Tày Bùi Thị Hoài (28 tuổi, ngụ tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đã quyết định nghỉ việc, trở về quê hương với khát khao quảng bá hình ảnh văn hóa và phát triển nghề truyền thống của quê hương Cao Bằng với nhiều phương thức độc đáo.
|
Ngày phát hành 10:20 | 27/4/2022 Là giảng viên một trường Cao đẳng, nhưng với tình yêu đồng ruộng và những trăn trở về cuộc sống của người nông dân, Phạm Văn Quyên quyết định trở về quê ở xã Tây Hưng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng để gắn bó mảnh ruộng, đồng bãi quê hương. Tình yêu đó, cùng với sự nhiệt huyết và khát khao của tuổi trẻ đã từng bước đưa anh đến thành công, để những sản phẩm nông nghiệp của vùng đất khó Tây Hưng ngày càng trở nên có tiếng trên thị trường, để cuộc sống người dân nơi đây ngày càng khấm khá.
|
Ngày phát hành 9:54 | 2/1/2023 Để năm 2023 là Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự. - Thụy Điển chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng với dự báo là một nhiệm kỳ đầy khó khăn. - KonTum:Vợ chồng bỏ phố lên rừng trồng dược liệu.
|
Ngày phát hành 19:33 | 27/9/2022 Tốt nghiệp đại học ở Hà Nội, từng làm việc tại các trung tâm ngoại ngữ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với mức lương cao nhưng cô gái trẻ dân tộc Tày Bùi Thị Hoài (28 tuổi, ngụ tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đã quyết định nghỉ việc, trở về quê hương với khát khao quảng bá hình ảnh văn hóa và phát triển nghề truyền thống của quê hương Cao Bằng với nhiều phương thức độc đáo.
|