Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2017 Khách mời: Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2019 Những ngày này các trường phổ thông đang tổng kết năm học. Nhiều bậc phụ huynh rất phấn khởi khi nhận những tấm giấy khen học sinh giỏi của con. Nhưng câu chuyện 42 trong tổng số 43 học sinh lớp 6 của trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là học sinh giỏi, một lần nữa dấy lên những lo ngại của dư luận về những điểm số đẹp và kiến thức thật của học sinh. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng:
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2020 - Chủ trì cuộc họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần khắc phục tình trạng tổ chức các đại hội thi đua hình thức, tốn kém, chống bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng. - Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập lực lượng thanh niên xung phong: Tinh thần xung phong đang tiếp lửa cho thế hệ thanh niên thời đại mới. - Ca mổ phẫu thuật tách trẻ song sinh dính nhau tại bệnh viện Nhi đồng TP.HCM bắt đầu từ 6h sáng nay và hiện vẫn đang được các bác sỹ thực hiện phẫu thuật. Thông tin ban đầu cho thấy, ca mổ đang diễn ra như dự tính, khả quan. Phóng viên Đài TNVN sẽ cập nhật diễn biến ca mổ này trong chương trình. - Quan hệ Mỹ - Trung lại dậy sóng khi Tổng thống Mỹ ký đạo luật trừng phạt Trung Quốc liên quan tới quyền tự trị của Hồng Kông, ngay lập tức Trung Quốc khẳng định sẽ có những phản ứng cần thiết để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của quốc gia. - Palestine khẳng định sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm vốn bị đình trệ, nếu Israel dừng kế hoạch sáp nhập một số khu vực Bờ Tây.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2018 - Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore. - Chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ không vì bệnh thành tích mà bỏ qua vi phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia vừa qua. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra thông tin “Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đổi 100 ha đất lấy gần 1,4 km đường”. - Nhiều người dân phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình di dời tài sản trước nguy cơ nhà đổ xuống sông Đà. Còn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, người dân và lực lượng chức năng khẩn trương đắp thêm 10.000 bao cát để bảo vệ đê tả sông Bùi trong lúc nước lũ ở đây vượt mức báo động 3. - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia làm rõ nhiều câu hỏi sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại tỉnh Quảng Nam sáng qua làm 13 người trong cùng một dòng họ thiệt mạng. - Hàn Quốc đang xem xét cả khả năng đưa ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên giữa 4 bên, trong đó có cả Trung Quốc. - Chính phủ Pháp lần đầu đối diện việc bỏ phiếu bất tín nhiệm liên quan đến vụ vệ sĩ của Tổng thống Pháp tấn công người biểu tình.
|
Ngày phát hành 18:9 | 25/10/2021 Sau 17 năm thực hiện, Luật thi đua - khen thưởng đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua khen thưởng còn tập trung nhiều vào “khen thưởng”, mà chưa chú trọng phát động phong trào “thi đua” một cách mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, giai tầng xã hội; vẫn còn tình trạng “luân phiên nhận giấy khen”… Luật thi đua, khen thưởng cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn. Vậy làm sao để thi đua thực tế hơn, trách hình thức, thấm sâu từng cơ quan, đơn vị, tạo nên phong trào quần chúng, nhất là trong bối cảnh cả nước đang “gồng mình” chống dịch COVID-19 này? TS Nguyễn Văn Đáng, Viện Xã hội học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng bàn luận, góp tiếng nói vào dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) mà Quốc hội đang thảo luận tại kỳ họp thứ 2. Đây cũng là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
|
Ngày phát hành 15:45 | 21/4/2022 Hai ngày nay, mạng xã hội lan truyền thông tin phản ánh tình trạng một số học sinh có học lực yếu, kém đang học lớp 9 ở Hà Nội đã được giáo viên chủ nhiệm “tư vấn” nên chuyển trường, lưu ban 1 năm hoặc làm “cam kết không thi vào lớp 10”. Nhiều ý kiến cho rằng, việc một số trường THCS trên địa bàn Thủ đô ngăn cản việc thi vào lớp 10 đối với những em học sinh được cho là có học lực không tốt nhằm tạo ra thành tích ảo cho nhà trường là phản giáo dục. Điều đáng nói, những đồn đoán này đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi.
|
Ngày phát hành 8:46 | 26/4/2022 Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước luồng thông tin một số trường học vận động, thậm chí ép buộc học sinh yếu kém không tham gia dự thi vào lớp 10 công lập. Thay vào đó, chọn hướng học trường tư hoặc học nghề. Dù câu chuyện chưa rõ thực hư song đây là vấn đề đã âm ỉ trong dư luận nhiều năm qua. Thậm chí đã xuất hiện những nghi hoặc phải chăng đến từ cả áp lực phân luồng; hay mượn danh tư vấn hướng nghiệp để vận động học sinh yếu kém không thi lớp 10 để đảm bảo thành tích. Qua câu chuyện này một lần nữa cho thấy ngành giáo dục cần nhìn nhận, đánh giá lại và rút kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh. Làm thế nào để công tác phân luồng hướng nghiệp cho học sinh sau THCS hiệu quả, minh bạch, không để căn bệnh thành tích ảnh hưởng tới tâm lý cũng như quyền lợi của học sinh?
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019
|
Ngày phát hành 18:46 | 24/5/2022 Đề xuất tăng lương tối thiểu theo giờ: quyền lợi người lao động có tăng tương xứng ? - Bệnh thành tích: "Chữa" ngay khi còn chưa quá muộn - Học sinh là "con tin" của bệnh thành tích
|
Ngày phát hành 19:39 | 13/5/2024 Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay đang bước vào giai đoạn ôn luyện căng thẳng. Số chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập “cung” không đủ “cầu”, khiến cho “cuộc đua” này không có dấu hiệu hạ nhiệt. Không chỉ học sinh lo lắng mà phụ huynh
cũng đang vô cùng bất an. Bởi vậy, những năm gần đây xuất hiện những lá đơn tự nguyện không cho con thi vào lớp 10. Vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi: đây là do sự ép buộc của nhà trường, hay sự tự nguyện của phụ huynh? Và mới đây, một câu chuyện tương tự đã lặp lại tại TP Hồ Chí Minh. Lá đơn “Xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025” đang nhận được sự chú ý và gây bức xúc khi đăng tải trên diễn đàn học sinh TP Hồ Chí Minh. Lá đơn được in sẵn, để trống phần tên cho học sinh, phụ huynh điền tên, được xác định do giáo viên 1 Trường THCS (huyện Hóc Môn) phát cho học sinh để điền thông tin vào và mang về cho phụ huynh ký…Hiện tượng giáo viên gợi ý, tư vấn trên tinh thần ép buộc để học sinh
có lực học không tốt không dự thi đã xuất hiện nhiều năm nay gây bức xúc trong dư luận. Thậm chí, Bộ GD&ĐT đã từng vào cuộc để chấn chỉnh, song tình trạng vẫn tái diễn âm ỉ. Việc phát đơn mẫu để vận động phụ huynh không cho con thi vào lớp 10,
không chỉ thể hiện bất cập trong việc phân luồng, mà còn cho thấy căn bệnh cố hữu mang tên thành tích. Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc - Hệ thống giáo dục Học mãi cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 20:25 | 25/5/2022 Đề xuất nào cho môn Lịch sử cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới? - Khi bệnh thành tích ‘núp bóng’ phân luồng, hướng nghiệp.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2016 Khách mời của chương trình là Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Hiệu trưởng của các trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (tỉnh Hòa Bình), và THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội).
|
Ngày phát hành 17:50 | 29/4/2022 - Đừng để bệnh thành tích “núp bóng” phân luồng, hướng nghiệp - Đức: Hướng nghiệp cho học sinh tiểu học ra sao? là nội dung của chuyên mục Giáo dục muôn phương - Giải bài toán thiếu giáo viên mầm non.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2019 Khách mời là bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13.
|