logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 20 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Hiện tượng “Ngồi nhầm lớp” và câu chuyện về bệnh thành tích trong giáo dục (7/10/2016)

Hiện tượng “Ngồi nhầm lớp” và câu chuyện về bệnh thành tích trong giáo dục (7/10/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2016

Khách mời của chương trình là Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Hiệu trưởng của các trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (tỉnh Hòa Bình), và THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội).

Những chiếc bằng khen và căn bệnh thành tích (28/5/2019)

Những chiếc bằng khen và căn bệnh thành tích (28/5/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2019

Những ngày này các trường phổ thông đang tổng kết năm học. Nhiều bậc phụ huynh rất phấn khởi khi nhận những tấm giấy khen học sinh giỏi của con. Nhưng câu chuyện 42 trong tổng số 43 học sinh lớp 6 của trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là học sinh giỏi, một lần nữa dấy lên những lo ngại của dư luận về những điểm số đẹp và kiến thức thật của học sinh. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng:

Tránh bệnh thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng (25/10/2021)

Tránh bệnh thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng (25/10/2021)

Ngày phát hành 18:9 | 25/10/2021

Sau 17 năm thực hiện, Luật thi đua - khen thưởng đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua khen thưởng còn tập trung nhiều vào “khen thưởng”, mà chưa chú trọng phát động phong trào “thi đua” một cách mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, giai tầng xã hội; vẫn còn tình trạng “luân phiên nhận giấy khen”…
Luật thi đua, khen thưởng cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn. Vậy làm sao để thi đua thực tế hơn, trách hình thức, thấm sâu từng cơ quan, đơn vị, tạo nên phong trào quần chúng, nhất là trong bối cảnh cả nước đang “gồng mình” chống dịch COVID-19 này? TS Nguyễn Văn Đáng, Viện Xã hội học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng bàn luận, góp tiếng nói vào dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) mà Quốc hội đang thảo luận tại kỳ họp thứ 2. Đây cũng là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.

Thi đua: Không có chỗ cho bệnh thành tích không thực chất (11/6/2019)

Thi đua: Không có chỗ cho bệnh thành tích không thực chất (11/6/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2019

Khách mời là bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13.

THỜI SỰ 18H CHIỀU 15/7/2020: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khắc phục tình trạng tổ chức các đại hội thi đua hình thức, chống bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng

THỜI SỰ 18H CHIỀU 15/7/2020: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khắc phục tình trạng tổ chức các đại hội thi đua hình thức, chống bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng

Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2020

- Chủ trì cuộc họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần khắc phục tình trạng tổ chức các đại hội thi đua hình thức, tốn kém, chống bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng.
- Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập lực lượng thanh niên xung phong: Tinh thần xung phong đang tiếp lửa cho thế hệ thanh niên thời đại mới.
- Ca mổ phẫu thuật tách trẻ song sinh dính nhau tại bệnh viện Nhi đồng TP.HCM bắt đầu từ 6h sáng nay và hiện vẫn đang được các bác sỹ thực hiện phẫu thuật. Thông tin ban đầu cho thấy, ca mổ đang diễn ra như dự tính, khả quan. Phóng viên Đài TNVN sẽ cập nhật diễn biến ca mổ này trong chương trình.
- Quan hệ Mỹ - Trung lại dậy sóng khi Tổng thống Mỹ ký đạo luật trừng phạt Trung Quốc liên quan tới quyền tự trị của Hồng Kông, ngay lập tức Trung Quốc khẳng định sẽ có những phản ứng cần thiết để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của quốc gia.
- Palestine khẳng định sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm vốn bị đình trệ, nếu Israel dừng kế hoạch sáp nhập một số khu vực Bờ Tây.

Có hay không bệnh thành tích và sự vô cảm trong giáo dục (21/04/2022)

Có hay không bệnh thành tích và sự vô cảm trong giáo dục (21/04/2022)

Ngày phát hành 15:45 | 21/4/2022

Hai ngày nay, mạng xã hội lan truyền thông tin phản ánh tình trạng một số học sinh có học lực yếu, kém đang học lớp 9 ở Hà Nội đã được giáo viên chủ nhiệm “tư vấn” nên chuyển trường, lưu ban 1 năm hoặc làm “cam kết không thi vào lớp 10”. Nhiều ý kiến cho rằng, việc một số trường THCS trên địa bàn Thủ đô ngăn cản việc thi vào lớp 10 đối với những em học sinh được cho là có học lực không tốt nhằm tạo ra thành tích ảo cho nhà trường là phản giáo dục. Điều đáng nói, những đồn đoán này đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi.

Làm thế nào để giảm tải giáo dục phổ thông, đào tạo thực chất, chiến thắng bệnh thành tích (05/9/2017)

Làm thế nào để giảm tải giáo dục phổ thông, đào tạo thực chất, chiến thắng bệnh thành tích  (05/9/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2017

Khách mời: Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Văn hóa ứng xử học đường: Nói không với bệnh thành tích (5/11/2019)

Văn hóa ứng xử học đường: Nói không với bệnh thành tích (5/11/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019

Khi bệnh thành tích ‘núp bóng’ phân luồng, hướng nghiệp (25/5/2022)

Khi bệnh thành tích ‘núp bóng’ phân luồng, hướng nghiệp (25/5/2022)

Ngày phát hành 20:25 | 25/5/2022

Đề xuất nào cho môn Lịch sử cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới?
- Khi bệnh thành tích ‘núp bóng’ phân luồng, hướng nghiệp.

Bệnh thành tích, “chữa” ngay khi chưa quá muộn (26/5/2022)

Bệnh thành tích, “chữa” ngay khi chưa quá muộn (26/5/2022)

Ngày phát hành 18:45 | 26/5/2022

Để trẻ em có những kì nghỉ hè an toàn và bổ ích
- Bệnh thành tích, “chữa” ngay khi chưa quá muộn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ không vì bệnh thành tích mà bỏ qua vi phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia vừa qua (Thời sự chiều 31/7/2018)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ không vì bệnh thành tích mà bỏ qua vi phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia vừa qua (Thời sự chiều 31/7/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2018

- Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore.
- Chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ không vì bệnh thành tích mà bỏ qua vi phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia vừa qua. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra thông tin “Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đổi 100 ha đất lấy gần 1,4 km đường”.
- Nhiều người dân phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình di dời tài sản trước nguy cơ nhà đổ xuống sông Đà. Còn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, người dân và lực lượng chức năng khẩn trương đắp thêm 10.000 bao cát để bảo vệ đê tả sông Bùi trong lúc nước lũ ở đây vượt mức báo động 3.
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia làm rõ nhiều câu hỏi sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại tỉnh Quảng Nam sáng qua làm 13 người trong cùng một dòng họ thiệt mạng.
- Hàn Quốc đang xem xét cả khả năng đưa ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên giữa 4 bên, trong đó có cả Trung Quốc.
- Chính phủ Pháp lần đầu đối diện việc bỏ phiếu bất tín nhiệm liên quan đến vụ vệ sĩ của Tổng thống Pháp tấn công người biểu tình.

Nguy hại gì từ lối sống “phông bạt” và bệnh thành tích, hình thức khi một trường tiểu học ở TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên (27/9/2024)

Nguy hại gì từ lối sống “phông bạt” và bệnh thành tích, hình thức khi một trường tiểu học ở TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên (27/9/2024)

Ngày phát hành 18:6 | 27/9/2024

Sau khi Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam công khai hàng chục nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, dư luận bàng hoàng khi phát hiện không ít người làm giả hóa đơn chuyển tiền từ thiện gấp từ hàng chục đến cả nghìn lần thực tế. Điều đáng nói, trong số những người sống “phông bạt” này, có không ít người nổi tiếng, muốn "làm màu", hòng "đánh bóng" tên tuổi. Lối sống “phông bạt” – gồng mình với vỏ bọc không có thật đã xuất hiện từ lâu, nhưng một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận, khi mới đây, ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Gò Vấp, TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên. Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao biểu hiện của bệnh thành tích và hình thức vẫn công khai xuất hiện trong môi trường giáo dục như vậy? Phải chăng, khi lòng nhân ái, sự sẻ chia của học trò bị "đong đếm", xếp loại bằng tiền ngay trong trường học, nhận thức của các em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dần hình thành tư duy sai lệch, khiến các em phải gồng mình lên thể hiện, thậm chí dối trá? Cần làm gì để thay đổi thực trạng đáng lo ngại này?

Tái diễn “ép” học sinh không thi vào lớp 10 công lập: Phân luồng hay bệnh thành tích? (28/4/2023)

Tái diễn “ép” học sinh không thi vào lớp 10 công lập: Phân luồng hay bệnh thành tích? (28/4/2023)

Ngày phát hành 8:54 | 28/4/2023

Vụ lùm xùm “o ép” học sinh kém không thi vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội năm trước khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo phải vào cuộc tưởng chừng sẽ được chấn chỉnh, song năm nay tình trạng này lại tái diễn. Đây là vấn đề đã âm ỉ trong dư luận nhiều năm qua. Thậm chí đã xuất hiện những nghi hoặc phải chăng đến từ cả áp lực phân luồng hay mượn danh tư vấn hướng nghiệp để vận động học sinh yếu kém không thi lớp 10 để đảm bảo thành tích. Chuyên gia giáo dục – TS Lê Thống Nhất, Người sáng lập hệ thống Big Schools, Vina Schools sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

“Đẩy” học sinh đi để trường lên chuẩn quốc gia: Nóng vội hay bệnh thành tích? (1/7/2022)

“Đẩy” học sinh đi để trường lên chuẩn quốc gia: Nóng vội hay bệnh thành tích? (1/7/2022)

Ngày phát hành 10:1 | 1/7/2022

Để đạt mục tiêu trường chuẩn quốc gia, Trường tiểu học Hoàng Liệt (Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) bất ngờ ra thông báo “đẩy” gần 600 em học sang Trường tiểu học Chu Văn An trên cùng địa bàn Phường Hoàng Liệt. Sự việc lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Và một lần nữa, bệnh thành tích trong ngành giáo dục lại được nhiều người phân tích, mổ xẻ.
Phụ huynh bức xúc, dư luận ngạc nhiên bởi khó có thể hình dung một chủ trương lớn, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập của gần 600 học sinh mà chỉ vì để đạt được một danh hiệu, nhà trường đã có cách hành xử vô cảm như thế. Đương nhiên, vụ việc phải dừng lại vì sự vô lý của nó, nhưng đã để lại dư âm không hay đối với ngành giáo dục.
Việc các trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu tốt để học sinh được học tập, bồi dưỡng trong môi trường cơ sở vật chất tốt hơn. Tuy nhiên, muốn lấy danh hiệu trường chuẩn quốc gia mà thực hiện theo cách chưa minh bạch, rõ ràng là do bệnh thành tích, ảnh hưởng đến học sinh, phụ huynh. PGS TS Chu Cẩm Thơ - Trưởng Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

Đừng để bệnh thành tích “núp bóng” phân luồng, hướng nghiệp (29/04/2022)

Đừng để bệnh thành tích “núp bóng” phân luồng, hướng nghiệp (29/04/2022)

Ngày phát hành 17:50 | 29/4/2022

- Đừng để bệnh thành tích “núp bóng” phân luồng, hướng nghiệp
- Đức: Hướng nghiệp cho học sinh tiểu học ra sao? là nội dung của chuyên mục Giáo dục muôn phương
- Giải bài toán thiếu giáo viên mầm non.

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: