Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 16:37 | 23/3/2022 Xung đột tại Ukraine sẽ không gây ra suy thoái toàn cầu, song đặt các nền kinh tế yếu hơn trước rủi ro. Đây là khẳng định đưa ra mới đây của Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Kristalina Georgieva trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bắt đầu "ngấm" những tác động của cuộc khủng hoảng. Giá dầu tăng vọt gần mức kỷ lục, trong khi các mặt hàng khác bao gồm nhôm, than đá, đồng, khí đốt tự nhiên, niken, thiếc, lúa mỳ và kẽm cũng đã đạt mốc cao lịch sử.
|
Ngày phát hành 7:8 | 24/3/2022 Nguyên thủ các quốc gia phương Tây ngày hôm nay, 24/03, tiến hành liên tiếp ba Hội nghị Thượng đỉnh tại Brussels nhằm gia tăng sức ép lên phía Nga bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng thời thảo luận tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 1 tháng tại Ukraine.
|
Ngày phát hành 7:44 | 9/5/2023 Đại sứ các nước Liên minh châu Âu – EU dự kiến ngày mai (10/05) sẽ chính thức thảo luận vòng trừng phạt mới nhằm vào Nga do xung đột tại Ukraine, trong đó nội dung đáng chú ý là việc sẽ đưa một số công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt với cáo buộc hỗ trợ quân đội Nga, vào thời điểm Ngoại trưởng Trung Quốc đang có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến châu Âu.
|
Ngày phát hành 20:28 | 5/6/2022 Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đánh dấu mốc đặc biệt, 100 ngày kể từ khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Sau 100 ngày, tình hình chiến sự lúc này vẫn rất khó đoán định với các cuộc giao tranh ác liệt tại nhiều thành phố trọng điểm, trong khi cả Nga và Ukraine đều tự tin tuyên bố sẽ giành chiến thắng. Dù chưa ai có thể dự đoán hồi kết của cuộc xung đột, nhưng một điều có thể nhận thấy rõ ràng, đó là thế giới đang bị chia rẽ, phân cực mạnh mẽ về chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế và văn hóa.
|
Ngày phát hành 11:55 | 16/10/2022 Cuộc xung đột kéo dài hơn 8 tháng qua giữa Nga và Ucraina đang đứng trước những bước ngoặt mới nguy hiểm. Trong khi NATO ráo riết gửi vũ khí và tăng cường hệ thống phòng không cho Ucraina, thì Nga cũng cảnh báo “những lằn ranh đỏ” mà phương Tây không nên vượt qua. Lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng, nhiều nước đã đề nghị làm trung gian hòa giải nhằm hạ nhiệt căng thẳng.
|
Ngày phát hành 8:31 | 1/3/2024 Trưa hôm qua theo giờ Nga, Tổng thống nước này Vla-đi-mia Pu-tin đã đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội. Như thường lệ, đây luôn là bài phát biểu được chờ đợi nhất trong năm của ông Pu-tin, nhất là khi năm nay, Tổng thống tNga đích thân soạn thảo nội dung bài phát biểu sau khi tham vấn trực tiếp với Bộ trưởng, Phó Thủ tướng và nhiều quan chức khác trong chính phủ. Trong bài phát biểu năm nay, ông Putin đã đề ra những nhiệm vụ lớn cho nước Nga trong vòng 6 năm tới. Trong đó, nội dung được dư luận quan tâm nhất vẫn là những chính sách cả về kinh tế, chính trị, quân sự của Nga trong bối cảnh cuộc xung đột với Ucraina đã bước sang năm thứ 3 và Nga tiếp tục hứng chịu chính sách cô lập của phương Tây với nhiều gói trừng phạt mới.
|
Ngày phát hành 9:44 | 21/12/2022 Một trong những sự kiện nổi bật nhất được dư luận quốc tế quan tâm trong năm 2022 là việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ucraina ngày 24/2. Gần 1 năm trôi qua, cục diện địa chính trị toàn cầu đã ghi nhận rất nhiều bước chuyển, kéo theo tác động về mọi mặt với thế giới, từ kinh tế, năng lượng đến an ninh lương thực. Thế nhưng trong các diễn biến mới nhất, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các bên sẽ sớm dừng các cuộc giao tranh và xung đột, khi con số thương vong vẫn tăng lên từng ngày.
|
Ngày phát hành 18:14 | 30/4/2022 Cùng với sự leo thang trong cuộc xung đột tại Ukraine, tranh cãi giữa Nga và phương Tây trở nên gay gắt hơn trong tuần này, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai khối cường quốc. TTK LHQ Antonio Guterres có chuyến thăm tới Nga và Ukraine hôm qua đã bày tỏ hi vọng các bên ít nhất có thể đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các hành lang nhân đạo nhằm sơ tán dân thường khỏi các khu vực chiến sự, mở ra cơ hội cho đàm phán về một nền hòa bình lâu dài.
|
Ngày phát hành 16:10 | 17/3/2022 Thủ tướng Pháp Jean Castex hôm qua (16/3) đã công kế hoạch cứu trợ nền kinh tế trị giá khoảng 20 tỷ euro nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc giá năng lượng và nguyên liệu đầu vào tăng mạnh do cuộc xung đột tại Ukraine.
|
Ngày phát hành 8:4 | 2/3/2023 Hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ kết thúc sau hai ngày làm việc. Với cương vị Chủ tịch G20 trong năm 2023, nước chủ nhà Ấn Độ đã đưa ra chương trình nghị sự với nhiều vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa đa phương và sự cần thiết phải cải tổ, an ninh năng lượng, lương thực và hợp tác phát triển, chống khủng bố và các mối đe dọa mới… Dù vậy, sự chia rẽ giữa các nước thành viên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ucraina đã gây nhiều khó khăn trong các cuộc thảo luận, thử thách mục tiêu mà Ấn Độ đưa ra ngay từ khi tiếp quản vị trí Chủ tịch G20 là tăng cường đoàn kết để giải quyết các thách thức toàn cầu. Với sự chia rẽ này, nhiều người lo ngại Hội nghị Ngoại trưởng G20 có thể không đạt được tuyên bố chung giống như cuộc họp của các quan chức kinh tế, tài chính G-20 cuối tuần trước.
|