Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2016 - Ngày làm việc thứ 2 của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, các đại biểu thảo luận về các văn kiện, tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh cải cách thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tích cực hội nhập quốc tế. - Em bé đầu tiên chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhờ kỹ thuật mang thai hộ, sau khi Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực từ năm 2015. - 8 người bị thương vong trong vụ sạt mỏ đá xảy ra sáng nay tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định, Thanh Hóa. - Từ đêm nay, các tỉnh miền Bắc nước ta bắt đầu hứng chịu đợt rét hại có cường độ mạnh nhất trong năm. - Trên thế giới, Trung Quốc cũng đối mặt với đợt lạnh kỷ lục trong vòng 30 năm qua khi nhiệt độ có nơi xuống âm 50 độ C. Trong khi đó, toàn bộ Bờ Đông của nước Mỹ đang có nguy cơ bị "nhấn chìm" do bão tuyết. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào bế mạc, bầu ông Bun-nhang Vô-la-chít làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa 10. - Nhật Bản tuyên bố chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với Iran. Việc Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ giúp Iran trở lại sân chơi quốc tế và được đánh giá sẽ mang lại nhiều đổi thay cho bức tranh thế giới năm nay. - Sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố tiếp tục các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro, giá dầu thế giới hôm nay đã tăng trên 30 USD một thùng.
|
Ngày phát hành 11:18 | 24/4/2021 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 xác định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng: với chủ đề “Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương phải chú trọng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, nút thắt với phương châm xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Những tồn tại hiện nay trong thể chế kinh tế đang là bước cản như thế nào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh? việc hoàn thiện thể chế kinh tế trong thời gian tới cần lưu tâm và giải quyết những điểm nghẽn nào? Đây là nội dung được đề cập trong Chương trình đối thoại hôm nay với chủ đề “Hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng kiến tạo phát triển theo Nghị quyết Đại hội 13” với sự tham gia của Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương và Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/9/2014 - Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng đã mua được gần 60 nghìn tỷ đồng nợ xấu của 35 tổ chức tín dụng. - Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á về công tác phòng chống HIV/AIDS. - Lần đầu tiên nước ta phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất bằng phương pháp mới mang lại hiệu quả rõ rệt. - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc chưa nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và bất đồng về lịch sử. - Lệnh trừng phạt mới của Liên minh Châu Âu nhằm vào Nga bắt đầu có hiệu lực.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2020 - Loạt bài: “Đi tìm mô hình tăng trưởng mới cho ngành nông nghiệp”- Bài 3: “Đổi mới tư duy về thể chế phải đi tiên phong”. - Bảo vệ vật nuôi thủy sản trước rét đậm, rét hại.
|
Ngày phát hành 14:34 | 28/11/2022 Năm 2022, công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả quan trọng. Các đại biểu Quốc hội ghi nhận nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn với nhiều vụ việc hết sức nghiêm trọng đòi hỏi phải có những biện pháp mạnh mẽ, tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, tăng cường hiệu quả phòng ngừa từ sớm, từ xa.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2020 Ngày 8-6 vừa qua, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Lợi ích mang lại là thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu nhiều ngành thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may… Người dân được tiếp cận hàng hóa nguyên phụ liệu, trang thiết bị máy móc, đặc biệt là mỹ phẩm chất lượng cao. EVFTA cũng là cơ hội đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, cải cách thể chế. Tuy nhiên, để thực thi Hiệp định, cần tiến hành nhiều công việc, trong đó có công tác xây dựng pháp luật, thể chế. Cần những yêu cầu cụ thể nào trong quá trình rà soát pháp luật để thực thi Hiệp định EVFTA? Bàn về chủ đề này, biên tập viên Đình Hiếu trao đổi với khách mời là Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
|
Ngày phát hành 17:1 | 26/8/2024 Hiện nay, nước ta có hơn 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỉ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỉ USD.
Theo các chuyên gia, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần quan tâm đến thể chế, xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
|
Ngày phát hành 15:52 | 7/7/2021 Đột phá về thể chế để kiến tạo phát triển là một trong ba đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Yêu cầu đó đặt ra trọng trách như thế nào đối với Quốc hội trong một nhiệm kỳ mới trong vai trò là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2018 - Chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, đồng thời yêu cầu Văn phòng Chính phủ ngay trong chiều mai trình Thường trực Chính phủ tổng hợp những kiến nghị của lãnh đạo các địa phương về cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư các dự án đường bộ, đường thủy, cảng và sân bay. - Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang chờ ý kiến của Thường trực Thành ủy về việc ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận 1 xin rút đơn từ chức. - Công an thành phố Hà Nội thông tin chính thức về vụ người đàn ông tự thiêu trước cổng Trụ sở tiếp công dân Trung ương. - Thông tin thành phố Hà Nội cho phép xây dựng bến xe Yên Sở ngay cạnh đường vành đai 3 và chỉ cách bến xe Nước Ngầm có 1km đang gây ra những dư luận trái chiều. - Các đội cứu hộ quốc tế và Thái Lan đã tìm thấy 12 em nhỏ thuộc một đội bóng và huấn luyện viên của họ, bị mắc kẹt suốt 9 ngày trong hang động thuộc tỉnh Chiềng Rai, phía Bắc nước này. Tuy nhiên, để đưa cả nhóm ra khỏi hang có thể mất tới vài tháng để chờ nước rút. - An ninh được tăng cường tại nhiều thành phố lớn của Mỹ trước thềm Quốc khánh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2017
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2017
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020 Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030 xác định 3 trụ cột phát triển và 7 nội dung chính, tập trung ở khuôn khổ pháp lý, hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán, hội nhập, hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin, công nghệ cao…
|
Ngày phát hành 12:7 | 27/3/2023 Vi phạm pháp luật trong hoạt động của Tòa án tuy không nhiều như lĩnh vực khác nhưng tính chất, mức độ và hậu quả thì rất nghiêm trọng. Bởi lẽ, chủ thể của hành vi này là những người được giao nhiệm vụ bảo vệ công lý, lẽ phải nhưng do vi phạm pháp luật nên đã dẫn đến bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước. Để phòng chống tham nhũng tiêu cực trong lĩnh vực tòa án đạt hiệu quả cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện để người dân và xã hội giám sát hoạt động của ngành Tòa án.
|
Ngày phát hành 22:13 | 10/4/2023 Để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tích cực, chủ động tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực. Trong năm 2023, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2016 Khách mời là TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển.
|