Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016 - Thăm làng chài ở tỉnh Phú Yên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn ngư dân thành lập các đội đánh bắt hải sản quy mô lớn, bài bản để tạo hiệu quả kinh tế cao hơn. - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long với nội dung chủ yếu thảo luận về thách thức và cơ hội đối với khu vực này trước tình trạng biến đổi khí hậu. - Đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Giấy Lee & Man Việt Nam tại Hậu Giang. Đây là nhà máy bị báo chí phanh phui có nhiều khuất tất trong việc bảo vệ môi trường. - Thêm một áp thấp nhiệt đới mạnh đi vào biển Đông. Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai có công điện gửi các địa phương lên phương án đối phó. - Cháy cửa hàng điện lạnh tại Đồng Nai khiến 4 người trong một gia đình thiệt mạng. - Cuộc khủng hoảng chính trị tại Anh đang có dấu hiệu trầm trọng hơn khi các đảng phái tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đang nỗ lực thúc ép Anh đẩy nhanh thủ tục "chia tay". - Ixrael và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ.
|
Ngày phát hành 12:31 | 19/6/2023 Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ, cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 31/12/2020 sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Qui định này thể hiện trách nhiệm của EU đối với vấn đề môi trường toàn cầu, tuy nhiên, đối với người sản xuất cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đây sẽ là thách thức và cơ hội của ngành hàng cà phê khi xuất khẩu.
|
Ngày phát hành 9:40 | 25/1/2021 Ngày 12/12/2015 được xem là một ngày lịch sử khi lần đầu tiên, 195 quốc gia đạt được thỏa thuận nhằm cứu Trái đất thoát khỏi “thảm họa khí hậu”. Thỏa thuận Paris thay thế cho Nghị định thư Kyoto đã hết hạn, đây được coi là một bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, trong suốt 20 năm đàm phán nhằm thuyết phục các nước hợp tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, hạn chế gia tăng nhiệt độ trái đất, sau nhiều thất bại của một số hội nghị COP trước đó. Theo đó, bắt đầu từ năm nay, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ bắt buộc phải thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo quy định của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu. Thách thức lớn đặt ra, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy các giải pháp, sáng kiến về ứng phó biến đổi khí hậu.
|
Ngày phát hành 14:0 | 26/2/2023 Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Cụ thể tác động này là gì, và Việt Nam nên có giải pháp ứng phó như thế nào?! Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: - Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. - Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn thuế của Công ty Deloitte Việt Nam.
|
Ngày phát hành 7:33 | 2/5/2023 Trong những năm gần đây, cụm từ “kinh tế xanh” được nhắc đến như một chiến lược dài hạn nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn duy trì sự bền vững về môi trường. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải các-bon, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Kinh tế xanh tập trung vào ba trụ cột chính gồm: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dù phát triển xanh là một trong những hướng đi tất yếu mà Việt Nam đang theo đuổi nhưng con đường tiến tới "nền kinh tế xanh" đang đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. Để Việt Nam vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, cần có sự đồng hành giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, cùng chia sẻ tầm nhìn và chiến lược phát triển nhanh, xanh và bền vững.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2019
|
Ngày phát hành 16:0 | 21/6/2024 - Thách thức và cơ hội phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn - Thay đổi tư duy trong phát triển chương trình OCOP - Quản lý và bảo vệ rừng khu vực giáp ranh Gia Lai còn nhiều khó khăn - Giải pháp tưới nước tiết kiệm cho cây trồng trong thời tiết nắng nóng
|
Ngày phát hành 20:23 | 26/11/2022 Sau giai đoạn tăng mạnh nửa đầu năm, góp phần đưa xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2022 đạt mức kỷ lục khoảng 11 tỷ đô la Mỹ, hiện đơn hàng của các doanh nghiệp ngành thủy sản đang có xu hướng giảm, dù đã vào giai đoạn cao điểm tiêu dùng cuối năm. Liên quan đến vấn đề này, chiều 26/11, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam, trang thông tin điện tử tổng hợp vietnambiz.vn phối hợp cùng Greenpan Vietnam tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Ngành Thủy sản 2023: Nhận diện thách thức và giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng”.
|
Ngày phát hành 7:0 | 22/6/2023 - Thách thức và cơ hội từ các quy định mới của EU trong sản xuất cà phê - Nâng cao năng lực quản trị hợp tác xã nông nghiệp - Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào hợp tác xã
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2018 Mặc dù vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng Việt Nam đang được quỹ dân số Liên Hợp Quốc cảnh báo về tốc độ già hóa dân số nhanh chưa từng có trong lịch sử. Bước vào giai đoạn già hóa dân số trong bối cảnh thu nhập của người dân vẫn đang ở mức thấp sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam, bởi chúng ta vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho giai đoạn này. Bình luận của Biên tập viên Minh Khánh, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Việt Cường.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2017 - Thủy sản 2017: Khai thác dư địa để bứt phá. - Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí: Thách thức và cơ hội trong năm 2017.
|
Ngày phát hành 9:29 | 13/10/2023 Từ ngày 1/10 năm nay, 6 loại hàng hoá thải ra nhiều cacbon nhất trong quá trình sản xuất được Liên minh châu Âu (EU) xác định là sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hiđro sẽ được yêu cầu tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo về tiêu chuẩn khí thải theo “Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon” (CBAM). Theo lộ trình, bắt đầu từ năm 2026, nếu lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn đặt ra, nhà sản xuất sẽ phải chịu đánh “thuế cácbon” - theo mức giá cacbon hiện nay tại EU nếu muốn xuất khẩu vào thị trường này. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon?
|
Ngày phát hành 20:4 | 29/4/2023 - Những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu phát triển rất cao, như đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao, đến năm 2050 giảm phát thải ròng các-bon bằng 0. - Kinh tế xanh được hiểu đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải các-bon, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái. - Kinh tế xanh tập trung vào ba trụ cột chính gồm: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dù phát triển xanh là một trong những hướng đi tất yếu mà Việt Nam đang theo đuổi nhưng con đường tiến tới "nền kinh tế xanh" đang đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. - Để Việt Nam vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, cần có sự đồng hành giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, cùng chia sẻ tầm nhìn và chiến lược phát triển nhanh, xanh và bền vững. Diễn đàn: “Kinh tế xanh – Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam” thông tin đa chiều về vấn đề này. Khách mời tham gia bàn luận: Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.
|